Mức Lương Tối Thiểu Vùng [Cập Nhật Mới Nhất]

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 16/04/2024 26 phút đọc

Mức lương tối thiểu vùng là gì ? Có tác động như thế nào đến các doanh nghiệp và người lao động? Khi nào thì tăng lương tối thiểu vùng? Hãy cùng Gia Đình Kế toán tìm hiểu về thông tin và những cập nhật mới nhất theo quy định của mức lương tối thiểu vùng trong bài viết này nhé!

I. Mức lương tối thiểu vùng là gì?

1. Định nghĩa về mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP:

Mức lương tối thiểu vùng là mức tiền lương thấp nhất doanh nghiệp và người lao động lấy làm cơ sở để thỏa thuận và trả - nhận lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận và bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng. 

Mức lương này sẽ được ấn định theo vùng và quy định theo tháng

2. Tầm quan trọng của mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động và nhà tuyển dụng. 

Đối với người lao động, mức lương tối thiểu vùng đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tài chính mà còn là cơ sở để đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động.

Đối với các doanh nghiệp, mức lương tối thiểu vùng là cơ sở đề căn cứ vào đó doanh nghiệp sẽ tính được mức lương thưởng, các khoản phụ cấp và thỏa thuận mức chi trả lương với người lao động sao cho cân đối với lợi ích của công ty 

Ngoài ra, đối với Nhà nước, đây còn là công cụ điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, bảo vệ giá trị tiền lương, hạn chế bóc lột sức lao động và sự cạnh tranh không công bằng trong thị trường lao động,... từ đó có các điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

3. Mục đích của việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng

Mục đích của việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng là Nhà nước đưa ra các quy định mới về mức lương sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, với cung - cầu, tình trạng lạm phát và quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Khi chỉ số giá sinh hoạt thay đổi, mức lương tối thiểu vùng cũng phải điều chỉnh để đáp ứng được chất lượng sống của người dân và tránh sự tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Xác định đúng tiền lương tối thiểu có thể loại bỏ một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn trong thị trường lao động để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo yếu tố cạnh tranh bình đẳng và luôn trong khuôn khổ pháp luật.

4. Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở đều có ảnh hưởng đến mức lương của nhóm người lao động là công - nhân - viên chức và người lao động hợp đồng. Kể từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở đã tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau giữa 2 mức lương này mà người người lao động chưa phân biệt được. 

Mức lương tối thiểu vùng 2024

II. Quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng

1. Chi tiết về các quy định mới nhất

Sau đây là các quy định mới nhất bao gồm các vùng được phân loại và mức lương tối thiểu áp dụng cho mỗi vùng.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với các mức như sau:

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

2. Mức lương tối thiểu vùng 2024

Dự kiến sẽ có 2 mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2024, cụ thể:

- Từ ngày 01/01/2024 đến 30/6/2024: Mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP;

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

- Từ ngày 01/7/2024 đến 31/12/2024: Áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới (tăng 6% so với 6 tháng đầu năm 2024).

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng x 106% = 4.960.800 đồng/tháng

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng x 6% = 4.409.600 đồng/tháng

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng x 6% = 3.858.400 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng x 6% = 3.445.000 đồng/tháng

Xem thêm: Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng 2024

3. So sánh với mức lương tối thiểu vùng của những năm trước

Dưới đây là mức lương tối thiểu vùng của các năm 2023, 2022 và 2021:

Năm 2022 là một năm có đến hai bảng lương tối thiểu vùng (giống với năm 2024). Một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng đến từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022 và một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022.

Cụ thể như sau:

* Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022: Áp dụng Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

* Từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022: Áp dụng Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng sẽ có chu kỳ thay đổi sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm 1 lần) và được quy định bởi Nhà nước và các cơ quan quản lý. Qua các bảng trên ta thấy được mức lương tối thiểu vùng đều tăng dần qua từng năm. Điều này là do mức sống tối thiểu của người lao động đang ngày càng tăng. 

Ngoài ra, còn do các yếu tố cung - cầu, lạm phát tăng dẫn đến chỉ số sinh hoạt của người dân cũng tăng theo… buộc mức lương tối thiểu vùng phải tăng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Riêng đối với năm 2021, việc không tăng mức lương tối thiểu vùng là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh đều bị đình trệ khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Chính phủ và Nhà nước cần dành nguồn lực tài chính để phục hồi các hoạt động đời sống.

4. Lý giải về cách tính lương tối thiểu vùng.

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được dựa trên nhiều yếu tố như: 

  • Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
  • Tương quan giữa mức lương trên thị trường và mức lương tối thiểu; 
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng; 
  • Quan hệ cung-cầu lao động; có việc làm-thất nghiệp; 
  • Khả năng chi trả của doanh nghiệp và năng suất làm việc của người lao động.

Nhà nước và Chính phủ quyết định công bố mức lương tối thiểu cho từng thời kỳ sau khi tham khảo ý kiến ​​của các đại diện tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động. Mức lương tối thiểu cũng được sử dụng để tính các mức lương khác trong hệ thống bảng lương và để tính một số khoản phụ cấp lương theo phương pháp hệ số.

III. Tác động của mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động và doanh nghiệp

1. Tác động đến người lao động

Đối với người lao động, bạn cần phải nắm rõ tất cả các thông tin về mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo được quyền lợi cho bản thân mình. Mức lương tối thiểu vùng thay đổi cũng sẽ tác động đến mức thu nhập của bạn. Nếu mức sẽ không đảm bảo được mức sống và nhu cầu tài chính của bạn. Ngoài ra còn dẫn đến sự không công bằng 

2. Tác động đến doanh nghiệp

Đối với người sử dụng lao động thì các quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng sẽ giúp bạn tính bảng lương chuẩn cho nhân viên để đảm bảo không có sự sai sót về lương thưởng của nhân viên. 

Đây là yếu tố tác động đến chi phí phải trả cho người lao động cũng như quyết định tuyển dụng của các doanh nghiệp. Các công ty và doanh nghiệp có thể quy định mức lương tối thiểu áp dụng riêng cho đơn vị mình nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

3. Đánh giá ảnh hưởng đối với thị trường lao động tổng thể

Mức lương tối thiểu vùng không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động mà còn có tác động sâu rộng đến hoạt động của thị trường lao động và các quy định liên quan đến quản lý nhân sự.

  • Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định mức lương cơ bản mà người lao động được trả. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Tham khảo: Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Ở Đâu Tốt Nhất?

  • Lương tối thiểu vùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức đóng Bảo hiểm Xã hội hàng tháng bắt buộc của người lao động.
  • Tiền lương tối thiểu vùng còn là căn cứ để tính toán mức lương ngừng việc khi người lao động không còn làm việc tại doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng cũng là cơ sở để tính toán số tiền mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động khi có các vi phạm trong hợp đồng lao động.
  • Mức lương tối thiểu vùng cũng được sử dụng làm căn cứ để xác định mức lương mới khi người lao động chuyển sang làm công việc khác hoặc có thay đổi trong hợp đồng lao động.

IV. Khi nào tăng lương tối thiểu vùng?

Ngày 20/12/2023, sau phiên đàm phán, thương lượng lần thứ hai, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Với mức điều chỉnh lương tối thiểu, các vùng sẽ chứng kiến sự tăng lên khoảng từ 200.000 đến 280.000 đồng, phụ thuộc vào vùng. Cụ thể, sau điều chỉnh, lương tối thiểu tại các vùng sẽ là như sau: 4.960.000 đồng cho vùng 1, 4.410.000 đồng cho vùng 2, 3.860.000 đồng cho vùng 3 và 3.450.000 đồng cho vùng 4.

Mức lương tối thiểu giờ cũng được điều chỉnh tăng tương ứng là 6% từ giữa năm 2024. Theo đó, các vùng sẽ có mức lương tối thiểu giờ sau cập nhật như sau: 23.800 đồng cho vùng 1, 21.200 đồng cho vùng 2, 18.600 đồng cho vùng 3 và 16.600 đồng cho vùng 4.

Do đó, dự kiến thời điểm tăng lương tối thiểu vùng sẽ bắt đầu từ ngày 01/7/2024.

V. Kết luận

Mức lương tối thiểu vùng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong thị trường lao động nói riêng mà còn trong sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung. Trong bài viết này đã đưa ra một số các thông tin về mức lương tối thiểu vùng chi tiết nhất. Các tin tức khác sẽ được Gia Đình Kế Toán cập nhật nhanh nhất khi có quy định mới.  

Tham khảo thêm:

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán sudo
Bài viết trước Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Thuế - Yêu Cầu Và Kỹ Năng Cần Có

Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Thuế - Yêu Cầu Và Kỹ Năng Cần Có

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo