Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 11/03/2024 68 phút đọc

Để hiểu rõ hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp chúng ta cần tìm hiểu về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí sản xuất chung...

Bài viết sau Gia Đình Kế Toán sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  

a. Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp   

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp: Là những chi phí NVLTT thực tế dùng để thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình như:

- VL xây dựng: kế toán sản xuất và tính giá thành    

+ Vật liệu chính: gạch, gỗ, sắt, cát, đá,sỏi, ximăng…

+ VL phụ: đinh kẽm, dây buôc…

+ Nhiên liệu: Than,củi nấu. Nhựa đường….

+ Vật kết cấu: bêtông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn…

- Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông hơi, chiếu sáng, truyền dẫn hơi nóng, hơi lạnh ... 

b. Nguyên tắc hạch toán:

- Phương pháp trực tiếp: tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng.

- Phương pháp phân bổ: tập hợp chung cho quá trình SX, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức thích hợp. khóa học kế toán thực hành    

c. Kế toán chi tiết.

CP nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi riêng cho từng công trình, HMCT. Trường hợp không theo dõi riêng được thì theo dõi chung sau đó phân bổ theo tiêu thức cho phù hợp.

d. Kế toán tổng hợp

* TK sử dụng: TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

* Phương pháp hạch toán

- Khi xuất kho vật liệu, thiết bị dùng cho hoạt động XD, lắp đặt.

Nợ TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Có TK 152. kế toán quá trình sản xuất    

- Khi mua VL, Thiết bị đưa ngay vào công trình để XD, lắp đặt.

Nợ TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331…

- Giá thực tế VL chưa dùng hết nhập kho

Nợ TK 152

Có TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

- Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển CP NLVL trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình HMCT. học nghiệp vụ kế toán    

Nợ TK 154 1

Có TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Kế toán chi phí sản xuất

»»»» Review Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt ?    

2. Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp.  

a. Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp   

Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí lao động trực tiếp thuộc hoạt động sản xuất xây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.

Các khoản phải trả gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương) kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài không bao gồm các khoản trích theo lương,và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.

Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước,vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ quản lý).

b. Nguyên tắc hạch toán

- Phương pháp trực tiếp: tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng.

- Phương pháp phân bổ: tập hợp chung cho quá trình SX, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 

c. Kế toán chi tiết

Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng công trình, HMCT. Trường hợp không theo dõi riêng được thì theo dõi chung sau đó phân bổ theo tiêu thức cho phù hợp.

d. Kế toán tổng hợp

* Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

* Phương pháp hạch toán. hạch toán về kế toán sản xuất    

- Khi tính ra tiền lương phụ cấp phải trả cho CN trực tiếp XL, kể cả tiền công phải trả lao động thuê ngoài.

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334, 111,112

- Cuối kỳ Phân bổ,kết chuyển CPNCTT cho từng công trình HMCT để tính giá thành.

Nợ TK 154 incoterms 2010 là gì    

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

3. Kế Toán Chi Phí Sử Dụng Máy Thi Công  

a. Nội dung kế toán chi phí sử dụng máy thi công

- Máy thi công xây lắp là một bộ phận TSCĐ, bao gồm tất cả các loại xe máy kể cả thiết bị được chuyển động bằng động cơ (chạy bằng hơi nước,xăng dầu...) được sử dụng trực tiếp cho công tác xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao động của con người. thi chứng chỉ hành nghề kế toán    

- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp.

Do đặc điểm của máy thi công được sử dụng ở nhiều công trình thuộc các địa điểm khác nhau nên chi phí Máy thi công chia thành 2 loại:

+ Chi phí thường xuyên: chi phí phát sinh hằng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy như:

  • Tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, kể cả công nhân phục vụ máy.
  • Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ động lực dùng cho máy và chi phí vật liệu khác.
  • Chi phí dụng cụ, công cụ liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
  • Khấu hao máy thi công.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê máy thi công (nếu có), chi phí sửa chữa thường xuyên, điện, nước..
  • Chi phí khác.

+ Chi phí tạm thời: chi phí phát sinh một lần tương đối lớn nên được phân bổ hoặc trích trước theo thời gian sử dụng máy thi công ở công trình như:

  • Chi phí tháo, lắp, chạy thử sau khi lắp để sử dụng.
  • Chi phí vận chuyển máy thi công đến địa đIểm xây dựng, chi phí trả máy về nơi đặt để máy..
  • Chi phí sửa chữa lớn máy thi công 
  • Chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ máy thi công: lều lán che, bệ để máy..

b. Kế toán chi tiết.

- Mở sổ chi tiết chi phí sử dụng xe, MTC

- Phiếu theo dõi ca xe, máy hoạt động

c. Kế toán tổng hợp.

- Tài khoản sử dụng: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. TK này có 6 TK cấp 2

- TK 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với trường hợp DNXL thực hiện xây lắp công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.

- Trường hợp DN xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì tất cả các chiphí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công không hạch toán vào TK 623,mà toàn bộ Chiphí liên quan đến máy thi công tập hợp trên các TK 621,622,627 giống như kế toán CP SX và tính giá thành trong DN công nghiệp. mẫu giấy ủy quyền cá nhân    

Trình tự hạch toán chi phí sử dụng TC phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công.

c1. Trường hợp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có tập hợp riêng chi phí cho đội máy thi công.

Việc hạch toán CP và tính giá thành của đội máy thi công tương tự như SX SP. Tài khoản tổng hợp tính giá thành TK 154 chi phí SXKD dở dang.

Toàn bộ chi phí liên quan đến MTC, tập hợp trên các TK 621,622,627, cuối kỳ kết chuyển về TK 154 tính giá thành của MTC. 

Nợ TK 154 (mở chi tiết cho MT C)

Có TK 621 – CPNL,VL trực tiếp

Có TK 622 – CPNCTT

Có TK 627 – CPSXC

Căn cứ vào giá thành ca máy cung cấp cho các đối tượng xây, lắp, tùy theo phương thức tổ chức công tác kế toán và mối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây , lắp công trình để ghi sổ.

Trường hợp DN thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận. Căn cứ vào giá thành thực tế phân bổ cho các đối tượng xây lắp.

Nợ tK 623 – chi phí sử dụng máy thi công

Có TK 154 – chi phí SXKD dở dang

Trường hợp DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ DN, căn cứ vào giá bán nội bộ phân bổ cho các đối tượng xây dựng, lắp đặt.

- Giá thành thực tế của ca máy đã cung cấp cho các công trình, HMCT.

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán

Có TK 154 (mở chi tiết cho MTC)

- Giá bán nội bộ của MTC cho các công trình, HMCT.

Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 512 – Doanh thu tiêu thụ nội bộ

Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp tính theo giá bán nội bộ

c2. Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tập hợp chi phí riêng cho đội máy thi công. học logistics ra làm gì    

Khi phát sinh chi phí cho MTC hach toán như sau:

- Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên điều khiển máy TC

Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Có TK 334 – phải trả người lao động

- XK vật liệu, hoặc mua nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu phụ dùng cho máy thi công. CCDC sử dùng cho đội xe, máy thi công

Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Nợ 133 Nếu được khấu trừ

Có TK 152,111,112,331

- Trường hợp mua VL, CCDC sử dụng ngay cho đội xe, may thi công(không nhập kho)

Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (giá chưa thuế)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331,141…

- Trích Khấu hao xe, MTC học xuất nhập khẩu ở đâu      

- Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xe,máy thi công:

Nợ 623

Có 153 Loại phận bổ 1 lần

Có 142 Loại phân bổ dần

- Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Có TK 214

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho MTC (chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước,tiền thuê TSCĐ….)   

Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu DN tính VAT khấu trừ)

Có TK 111,112,331…

- Chi phí khác bằng tiền khác phát sinh

Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu DN tính VAT khấu trừ)

Có TK 111,112,331…

- Phân bổ hoặc trích trước các chi phí liên quan đến MTC

Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

Có TK 142,242 – mức phân bổ trong kỳ.

Có TK 335 – chi phí phải trả

- Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ CPSDMTC cho từng công trình, HMCT.

Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng)

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán (phần chi phí SDMTC vượt mức)

Có TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)

»»» Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt    

4. Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Chung:  

a. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí SX của đội của công trình XD bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý đội XD, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội XD, của CNXL, các khoản trích BHXH,BHYT và KPCĐ theo % quy định trên tiềng lương phải trả của CN trực tiếp xây lắp (thuộc biên chế DN).

- Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chí phí lán trại tạm thời.

Trường hợp lán trại tạm thời thường do bộ phận xây lắp phụ xây dựng trên công trường phục vụ cho công nhân trực tiếp xây lắp, phải sử dụng tài khoản 154 – xây lắp phụ và phải phân bổ dần trong nhiều tháng theo thời gian sử dụng công trình tạm hoặc theo thòi gian thi công (nếu thời gian thi công ngắn hơn thời gian sử dụng công trình tạm.

- Trường hợp vật liêu sử dụng luân chuyển (ván khuôn) thì kế toán phân bổ dần, còn giá trị vật liệu phụ đi kèm (đinh kẽm, dây buộc,…) và công lắp dựng tháo dỡ thì được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình có liên quan.

- Chi phí dụng cụ SX

- Chi phí KH TSCĐ dùng chung cho HĐ của đội

- Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến đội xây lắp

- Chi phí bằng tiền khác liên quân đến đội xây lắp

b. Nguyên tắc hạch toán

Chi phí SXC được tập hợp theo từng bộ phận, đội từng công trình, HMCT do đội đó thi công. Trường hợp CPSXC tập hợp liên quan đến nhiều công trình, HMCT thì phải phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.

c. Kế toán chi tiết

- Sổ chi tiết CPSXC (kết cấu tựong tự như CPSXDMTC)

- Bảng phân bổ chi phí SXC.

d. Kế toán tổng hợp

* Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí SXC

* Phương pháp hạch toán

- Tính ra tiền lương và các khoản phụ cấp và tiền ăn ca của toàn bộ nhân viên trong đội .

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Có TK 334 – phải trả người lao động

- Trích BHXH, BHYT và KPCĐ trên TL phải trả của CNTTXL, nhân viên viên quản lý đội xây lắp

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Có TK 338 – phải trả phải nộp khác

- Xuất kho VL, CCDC dùng cho QL đội

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Có TK 152,153

- Mua vật liệu đưa vào dùng ngay cho QL đội

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331,141

- Chi phí khấu hao TSCĐ của đội

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

- Khi xác định dự phòng phải trả (trích trước về chi phí) bảo hành công trình xây lắp.

Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung

Có TK 352 – dự phòng phải trả

- Cuối kỳ xác định chi phí lãi vay phải trả được vốn hóa cho tài sản dở dang.

Nợ TK 627 – chi phí SXC

Có TK 111, 112, 311 khi trả lãi vay định kỳ

Có TK 335 – chi phí phải trả (lãi vay phải trả nhưng chưa trả)

Có TK 142, 242 – phân bổ lãi vay (trường hợp trả lại trước)

- Các chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng phục vụ cho QL đội

Nợ TK 627 - Chi phí SXC

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 141

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC để tính giá thành cho từng công trình hạng mục công trình.

Nợ TK 154 – Chi tiết cho từng đối tượng

Có TK 627 - Chi phí SXC

5. Kế Toán Chi Phí Xây Lắp Phụ  

Trong DNXL, ngoài việc xây dựng và lắp đặt các công trình, HMCT, còn có thể tổ chức hoạt động xây lắp phụ phục vụ cho XL chính. Sản xuất phụ trong DNXL nhằm:   

- Cung cấp vật liệu cho nhu cầu thi công XL: SX kết cấu (bêton đúc sẵn, panel làm sẵn…, SX các chi tiết bộ phân (khung cửa, ô thông gió….), khai thác vật liệu: đá sỏi,cát….

- Xây dựng tháo dỡ các công trình tạm thời

- Chuẩn bị công trình thi công

Trình tự và phương pháp hạch toán giống như hoạt động SX công nghiệp cung cấp lao vụ dịch vụ.

* Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp phụ trường hợp xây dựng công trình tạm.

- Xuất kho vật liệu xây dựng cho công trình tạm:

Nợ 154 (XL phụ)

Có 152

- Tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp phụ, đồng thời trích các khoản trích theo lương theo quy định

Nợ 154 (XL phụ)

Có 334

Có 338

- Chi phí khác bằng tiền mặt

Nợ 154 (XL phụ)

Nợ 133

Có 111

- Khi công trình tạm hoàn thành và đưa vào sử dụng:

Nợ 142/242

Có 154 (XL phụ)

- Hàng tháng tiến hành phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng

Nợ 627: chi phí sản xuất chung của đội

Nợ 623: công trình tạm dùng để che máy thi công

Có 142/242

Xem thêm: Bảng hệ thống tài khoản thông tư 200 chi tiết    

6. Kế Toán Thiệt Hại Phá Đi Làm Lại  

Thiệt hại phá đi làm lại thường do: Lỗi bên A, bên B hoặc do nguyên nhân khách quan.

- Thiệt hại do lỗi bên A: như thay đổi thiết kế, kết cấu công trình. Nếu khối lượng thiệt hại lớn xem như tiêu thụ khối lượng XL lắp đó. Nếu khối lượng nhỏ bên A bồi thường.

- Thiệt hại do bên B: thì tìm nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm vật chất. Sau khi tìm nguyên nhân, dựa vào quyết định xử lý có thể bắt bồi thường, hoặc tính vào giá thành xây lắp hoặc tính vào chi phí khác.

- Nếu do khác quan thiên tai, hỏa hoạn, sau khi tìm nguyên nhân và có quyết định xử lý, thì khoản thiệt hại có thể bắt bồi thường, hoặc tính vào giá thành xây lắp hoặc tính vào chi phí khác.

* Phương pháp kế toán:

+ Kết chuyển các chi phí đã bỏ ra để phá đi làm lại.

Nợ TK 154

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623 – CPSDMTC

Có TK 627 – CPSXC

+ Nếu bên A chấp nhận thanh toán khối lượng XL phá đi làm lại

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154

+ Nếu bên A bồi thường thiệt hại

Nợ TK 131,111,112

Có TK 154

+ Nếu do DNXL gây ra, dựa vào biên bản xử lý:

Nợ TK 1388 - nếu cá nhân gây ra phải bồi thường

Nợ TK 1381 – ( chờ xử lý)

Nợ TK 811 – chi phí khác

Có TK 154

7. Kế Toán Tổng Hợp Chi Phí Xây Lắp  

Việc tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình…) và chi tiết theo khoản mục tính giá thành

Giá thành SX SP XL bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung.

Tài khoản tổng hợp để tính giá thành SX SP XL là TK 154

TK 154 có 4 TK cấp 2:

  • TK 1541 – xây lắp
  • TK 1542 – Sản phẩm khác
  • TK 1543 – Dịch vụ
  • TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp.

+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ TK 1541 – xây lắp

Có TK 621 - CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

+ Cuối kỳ kết chuyển CP NCTT

Nợ TK 1541 – xây lắp

Có TK 622 - CP nhân công trực tiếp

+ Cuối kỳ kết chuyển CP sử dụng máy thi công.

Nợ TK 1541 – xây lắp

Có TK 623 - CP sử dụng máy thi công

+ Cuối kỳ kết chuyển CP sản xuất chung

Nợ TK 1541 – xây lắp

Có TK 627 - CP sản xuất chung

+ Trường hợp DNXL là nhà thầu chính, khi nhận bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ.

Nợ TK 1541 – xây lắp

Nợ TK 632 – giá trị nhà thầu phụ bán giao (nếu đã giao cho bên A)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có 111,112,331 – tổng số tiền phải trả nhà thầu phụ

+ Tổng giá thành SP XL hoàn thành trong kỳ

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu đã bàn giao cho chủ đầu tư) bên A

Nợ TK 155 – nếu chờ tiêu thụ

Có TK 1541 – giá thành SX SP XL hoàn thành.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học xuất nhập khẩu    

8. Kiểm Kê Và Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang  

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của SP XL, định kỳ hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay đang dở dang.

Trong biên bản kiểm kê cần ghi rõ khối lượng SPDD thuộc đối tượng XL nào, mức độ haòn thành như thế nào?

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tròng sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.

- Trường hợp quy định nhà thầu được thanh toán sản phẩm xây, lắp 1 lần sau khi hoàn thành toàn bộ, Thì giá trị SP dở dang được tính là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm tính(cuối tháng, quý)

- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giao đoạn hoàn thành , sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành, chi phí SX dở dang cuối kỳ được xác định theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành được tính như sau:

Giá thành DT khối lượng dở dang CK của từng giai đoạn = giá thanh DT của từng giai đoạn x Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn

Hệ số phân bổ CP thực tế cho GĐ dở dang = (CP thực tế dở dang đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ)/ (Z DT của khối lượng XL hoàn + Tổng Z DT của khối lượng dở dang cuối kỳ)

Chi phí thực tế dở dang dạng CK của từng giai đoạn = Giá thành DT KL dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn x Hệ số phân bổ

- Trường hợp bàn giao thanh toán định kỳ khối lượng hoàn thành của từng laọi công việc hoặc bộ phận kết cấu, chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định như sau:

Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang = Khối lượng dở dang x Đơn giá dự toán x Tỷ lệ hoàn thành

Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ = [(CP thực tế dở dang đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ)/ (Z DT của khối lượng XL hoàn thành bàn giao + Tổng Z DT của khối lượng dở dang cuối kỳ của các gia)] x Z DT của KL dở dang CK

9. Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp  

Việc tính giá thành cho những công trình hạng mục công trình hoàn thành được sử dụng

Căn cứ vào mới quan hệ giữa ĐTHTCP và ĐTTZ để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp:

* Phương pháp trực tiếp hs code    

- Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP cũng là ĐTTZ : SP (CT, HMCT, ...)

- Khi SP hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là Z đơn vị SP.

* Phương pháp tổng cộng chi phí

- Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là bộ phận SP nhưng ĐTTZ là SP hoàn thành

- Để tính Z đơn vị SP hoàn thành, phải tổng cộng chi phí của các bộ phận SP lại.

* Phương pháp hệ số

- Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng ĐTTZ là từng công trình (vd từng ngôi nhà), từng HMCT hoàn thành.

- Căn cứ vào tổng chi phí SX phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định Z đơn vị.

* Phương pháp tỷ lệ học kế toán thực hành    

- Được áp dụng trong trường hợp giống như phương pháp hệ số nhưng chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm.

- Căn cứ vào tổng CPSX thực tế và tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế (hay Z kế hoạch của các HMCT) để xác định Z SX thực tế của từng HMCT (thông qua việc xác định tỷ lệ tính Z)

Tỷ lệ tính Z = (Tổng CPSX thực tế/ Tổng CPSX kế hoạch các HMCT) x 100%   

ZSX thực tế HMCT = CPSX kế hoạch HMCT tương ứng x Tỷ lệ tính Z (giá trị dự toán tương ứng)   

Phương pháp liên hợp: Kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành

Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh    

Trên đây Gia Đình Kế Toán đã thông tin đến các bạn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp chi tiết. Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Kế toán báo cáo tài chính

Kế toán báo cáo tài chính

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo