Hạch Toán Chi Phí Tiếp Khách Của Doanh Nghiệp

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/03/2024 15 phút đọc

Chi phí tiếp khách là khoản chi phí thường xuyên gặp tại các doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí mà kế toán viên cần phải quan tâm và nắm rõ được cách hạch toán. 

Vậy các vấn đề liên quan đến chi phí tiếp khách của doanh nghiệp và cách hạch toán khoản chi phí tiếp khách sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Gia Đình Kế Toán

>>> Nên Học Kế Toán Online Hay Offline? Học Ở Đâu Tốt? 

1. Quy Định Về Chi Phí Tiếp Khách Mới Nhất 

Quy định chi phí tiếp khách

Để được ghi nhận là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và được ghi trên sổ sách giấy tờ kế toán thì chi phí tiếp khách phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

- Hóa đơn tiếp khách phải hợp lệ:

+ Nếu đó là hóa đơn giấy thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn giấy quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.

+ Nếu đó là hóa đơn điện tử thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC.

+ Trên hóa đơn phải có đầy đủ các nội dung cơ bản và nội dung liên quan đến chi phí tiếp khách như mặt hàng: dịch vụ ăn uống kèm theo bảng … liệt kê đầy đủ danh mục đồ ăn, đồ uống, dịch vụ đã sử dụng hoặc phải có bảng kê chi tiết các nội dung này đính kèm hóa đơn. 

Để có thể chứng minh hóa đơn tiếp khách hợp lệ thì lúc này cần phải cung cấp đầy đủ các chứng từ để có thể chứng minh được dùng vào mục đích trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Hồ sơ hóa đơn tiếp khách hợp lệ gồm có như sau:

+ Hóa đơn thanh toán hay là hóa đơn (dưới dạng bất kỳ hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng dịch vụ).

+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán các loại hàng hóa, dịch vụ.

+ Danh sách chi tiết chi phí phát sinh, các món ăn.

+ Được sự xác nhận về các hợp đồng giá dịch hay dịch vụ nào đó nếu như đã đặt trước. 

+ Khi thanh lý hợp đồng có giấy xác nhận, biên lai.

+ Những trường hợp thanh toán qua thẻ hay là tiền mặt cần có hóa đơn, biên lai.

Theo công văn số 15176/CTHN-TTHT ngày 11/05/2021 của Cục Thuế TP Hà Nội về hóa đơn dịch vụ ăn uống thì: 

- Kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được thực hiện nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

+ Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của dịch vụ, hàng hóa mua vào.

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ trên 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán (tức là các hóa đơn tiếp khách có giá trị từ trên 20 triệu đồng trở lên thì phải thanh toán chuyển khoản). 

- Chi phí được trừ sẽ được tính khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi phí đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:

+ Phát sinh thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).

2. Chi Phí Tiếp Khách Hạch Toán Vào Tài Khoản Nào? 

Hạch toán chi phí tiếp khách

Chi phí tiếp khách được hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận nào sử dụng chi phí, bộ phận nào tiếp khách thì hạch toán vào tương ứng tài khoản của bộ phận đó.

>>> TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay 

3. Chi Phí Tiếp Khách Bao Nhiêu Là Hợp Lý? 

Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi và một số điều luật bổ sung của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định bác bỏ Điểm m Khoản 2 Điều 9 :

"Phần chi dùng cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ. Tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi phí được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;"

Từ năm 2015 trở đi, chi phí tiếp khách đã không còn bị khống chế, giới hạn nữa. Doanh nghiệp có thể tính chi phí tiếp khách vào chi phí hợp lý và được khấu trừ khi tính thuế TNDN theo mức thực tế phát sinh trên hóa đơn và chứng từ thanh toán nếu đáp ứng được điều kiện. 

4. Cách Hạch Toán Chi Phí Tiếp Khách 

Theo quy định tại Thông Tư 200, chi phí tiếp khách được hạch toán như sau: 

- Nợ Tk 642/641: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Nợ TK 1331: thuế GTGT 

- Có TK 111/112/131: số tiền phải thanh toán

Theo QĐ 48, chi phí tiếp khách được hạch toán như sau:

- Nợ TK 6421/6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Nợ TK 1331: thuế GTGT 

- Có TK 111/112/131: tổng số tiền phải thanh toán

Chi phí tiếp khách được coi như là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nên khi kế toán hạch toán chi phí này chỉ cần ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi đối ứng vào các tài khoản tiền, nợ phải trả.

Chi phí tiếp khách là khoản chi phí xuất hiện tại hầu hết các doanh nghiệp. Do đó kế toán viên cần phải nắm rõ được cách hạch toán chi phí tiếp khách hợp lý.

Xem thêm: 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp

Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo