Thời Điểm Lập Hóa Đơn Theo Quy Định Mới Nhất
Trong bài viết này, Gia Đình Kế Toán sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm lập hóa đơn theo quy định mới nhất và mức phạt áp dụng đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm. Thông tin này sẽ giúp các kế toán hiểu rõ hơn về quy định mới và hậu quả của việc vi phạm, từ đó có thể áp dụng vào công việc hàng ngày của mình một cách chính xác và hiệu quả.
I. Thời điểm lập hóa đơn
Thời điểm lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ
Thời điểm phát sinh trước
Thời điểm hoàn thành công việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm thu tiền, KHÔNG bao gồm:
- Thu tiền đặt cọc
- Tạm ứng các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng
3. Giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạn mục, công đoạn
Phải lập hóa đơn cho mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao.
4. Một số trường hợp cụ thể
a. Cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu: Chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước.
b. Đối với dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin: Chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ.
c. Hoạt động xây dựng, lắp đặt: Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
d. Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng: Ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán.
e. Dich vụ vận tải hàng không” không quá 05 ngày kế tiếp từ ngày chứng từ dich vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
f. Kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính: Cuối ngày
g. Bán điện trên thị trường điện: Ngày thời điểm về đối soát số liệu
h. Bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ: Theo từng lần bán.
i. Dịch vụ vận tải hàng không, bảo hiểm qua đại lý: Thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu nhưng không quá 10 ngày của tháng sau.
j. Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…: Người mua là cá nhân ko lấy hóa đơn thì lập hóa đơn cuối ngày hoặc cuối tháng.
k. Vận tải hành khách bằng xe taxi có máy tính tiền: Thời điểm kết thúc chuyến.
l. Dịch vụ y tế: Cuối ngày
m. Dịch vụ sử dụng đường bộ: Ngày xe lưu thông qua trạm thu phí.
Tham khảo: Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất
II. Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm
Căn cứ Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
"1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
… 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;…".
Xem thêm: Mẫu Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn Sai Sót
Trên cơ sở thông tin chi tiết về thời điểm lập hóa đơn theo quy định mới nhất và mức phạt áp dụng, các kế toán có thể tự tin áp dụng vào thực tiễn công việc của mình một cách chính xác. Tham khảo thêm bài viết: Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Thuế