Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 06/05/2024 21 phút đọc

Đối với bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng sẽ luôn có những chuẩn mực, quy định được đặt ra để công việc được thực hiện một cách an toàn, hợp lý nhất. Đối với ngành Kế toán, những khái niệm đó được gọi là nguyên tắc kế toán. Vậy Nguyên tắc Kế toán là gì và 7 Nguyên tắc Kế toán cần nắm được? Hãy cùng Gia đình Kế toán tìm hiểu ở bài viết này nhé!

1. Nguyên tắc kế toán là gì?

Khái niệm

Nguyên tắc kế toán là một bộ bao gồm những hướng dẫn, quy tắc và nguyên lý cơ bản được chuẩn mực hoá, quy ước hoá mà mọi kế toán viên cần tuân thủ và áp dụng vào trong công việc. 

Các nguyên tắc này phải luôn luôn được cập nhật và thay đổi linh hoạt theo quá trình sản xuất để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh cho từng doanh nghiệp.

Vai trò mục đích của việc áp dụng nguyên tắc kế toán

Các nguyên tắc kế toán giúp các công ty thực hiện việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cơ sở của chế độ và những chuẩn mực kế toán. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng trích xuất, phân tích và đánh giá thông tin hữu ích từ báo cáo tài chính của 1 công ty. 

Việc áp dụng các nguyên tắc kế toán sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý tài chính, giúp giảm thiểu sự gian lận và tăng cường tính minh bạch trong báo cáo tài chính, giúp nâng cao uy tín cho Doanh nghiệp trong mắt người sử dụng (Nhà đầu tư, các bên có liên quan như thuế, kiểm toán …). Các nhà đầu tư sẽ lấy đây làm cơ sở để có thể so sánh được tình hình tài chính giữa các công ty một cách chuẩn xác, từ đó đưa ra những quyết định một cách thông minh và hợp lý

2. 07 nguyên tắc kế toán cơ bản cần nắm được 

Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Nguyên tắc này quy định những nghiệp vụ về tài chính, kế toán của công ty có liên quan tới tài sản; nợ phải trả, doanh thu chi phí, nguồn vốn sở hữu,… phải được ghi chép kỹ lưỡng vào sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh,; không căn cứ theo thời điểm thu chi thực tế hoặc tương đương. 

Các báo cáo tài chính khi lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích, cần phải chỉ rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập dựa trên cơ sở công ty đang hoạt động và vẫn tiếp tục kinh doanh, sản xuất trong tương lai gần. Trường hợp thực tế khác với giả định thì báo cáo cần lập trên cơ sở khác và đưa ra một giải thích thích hợp về cơ sở mới. 

Với nguyên tắc này, kế toán không được lập quá tài khoản dự phòng và theo đúng nguyên tắc hoạt động. Các khoản dự phòng không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập thì không được thấp hơn giá trị khoản phải trả cũng như khoản chi phí. Chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi đã chắc chắn có các bằng chứng về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Khoản chi phí phải được ghi nhận khi chứng minh về khả năng phát sinh chi phí.

Nguyên tắc giá gốc (giá vốn)

Tài sản công ty phải được ghi nhận theo giá gốc (giá công ty cần trả để có được tài sản đó). Giá gốc được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương với số tiền đã thanh toán. Phải trả hoặc tính theo giá trị phù hợp của tài sản đó được xác định ở thời điểm tài sản được ghi nhận. Khi giá gốc của tài sản thay đổi, kế toán không được tự ý điều chỉnh trừ khi có quy định khác cụ thể nằm trong luật kế toán, chuẩn mực kế toán.

Nguyên tắc trọng yếu

Nội dung nguyên tắc trọng yếu yêu cầu kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu. Thông tin trọng yếu đó là những thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua hoặc được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất, chức năng.

Tính trọng yếu được xem xét kỹ lưỡng trên cả hai phương diện định lượng và định tính. Tức là thông tin phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc những sai sót trong một số hoàn cảnh cụ thể. Trường hợp bị thiếu thông tin hoặc thông tin không có sự chính xác cao có thể dẫn tới việc làm sai lệch báo cáo tài chính. 

Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc này nhắc nhở người dùng phải có sự tương thích phù hợp giữa việc ghi nhận về doanh thu và chi phí. Nếu người ghi nhận về một khoản doanh thu thì phải đưa ra được một khoản chi phí tương ứng liên quan. Khoản chi phí tương ứng với doanh thu gồm có khoản chi phí của kỳ trước hay là chi phí liên quan tới doanh thu kỳ đó.

Việc ghi nhận các khoản chi phí tương ứng với khoản doanh thu trong kỳ phát sinh giúp doanh nghiệp phân tích và tính toán một cách chính xác phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tính thuế TNDN cần nộp cho nhà nước

nguyen-tac-ke-toan-1

Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng quy định kế toán viên cần phán đoán, xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra những ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Không lập những khoản dự phòng quá lớn, không đánh giá giá trị cao hơn các tài sản và khoản thu nhập cũng như không thấp hơn giá trị những khoản phải trả và chi phí. Doanh thu và lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi người kế toán có bằng chứng chắc chắn, xác thực về khả năng thu lợi kinh tế, tương tự, phải có bằng chứng xác thực về khả năng phát sinh mới có thể ghi nhận chi phí.

Nguyên tắc nhất quán

Cần có sự nhất quán giữa chính sách và những phương pháp kế toán mà công ty áp dụng trong một kỳ kế toán. Nếu chính sách hay phương pháp kế toán có sự thay đổi thì cần bổ sung thuyết minh báo cáo giải thích lý do và yếu tố tác động đến sự thay đổi đó.

3. Tại sao các nguyên tắc kế toán lại quan trọng

Các nguyên tắc kế toán đóng vai trò quan trọng vì chúng tạo ra một cơ sở cốt lõi cho việc ghi nhận và xử lý các báo cáo tài chính của một tổ chức hay doanh nghiệp, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững. Dưới đây là một số lý do tại sao các nguyên tắc kế toán được coi là quan trọng:

- Minh bạch và tin cậy: Các nguyên tắc kế toán giúp đảm bảo rằng thông tin tài chính được ghi nhận và báo cáo một cách minh bạch và tin cậy. Điều này làm tăng tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính và giúp người sử dụng thông tin (như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý) có thể đưa ra các quyết định thông minh.

- Công bằng và công khai: Các nguyên tắc kế toán đảm bảo rằng thông tin tài chính được xử lý một cách công bằng và công khai, không có sự thiên vị hoặc ảnh hưởng từ các bên liên quan. Điều này làm tăng tính công bằng và độ tin cậy của quá trình kế toán.

- So sánh và đánh giá: Các nguyên tắc kế toán giúp tạo ra một cơ sở thống nhất cho việc so sánh và đánh giá hiệu suất tài chính của các tổ chức hay doanh nghiệp. Việc sử dụng các nguyên tắc này giúp cho báo cáo tài chính trở nên dễ dàng so sánh giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau và giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

- Quản lý hiệu quả: Các nguyên tắc kế toán cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý để họ có thể đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý một cách hợp lý và hiệu quả.

- Tuân thủ pháp luật: Các nguyên tắc kế toán thường đi kèm với các quy định pháp lý và tiêu chuẩn kế toán quốc tế, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý.

Xem thêm: https://kynangketoan.vn/nhung-nguyen-tac-ke-khai-bo-sung-thue-gtgt.html 

4. Những vấn đề kế toán thường gặp phải khi áp dụng các nguyên tắc kế toán

Mặc dù việc áp dụng nguyên tắc kế toán là vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy sẽ có những vấn đề kế toán thường gặp phải khi áp dụng các nguyên tắc kế toán vào trong công việc của mình:

- Trình độ chuyên môn của nhân sự: Nhân sự khi áp dụng các nguyên tắc kế toán đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn sâu, rộng. Việc hiểu sai về các nguyên tắc kế toán có thể dẫn đến các vi phạm về mặt pháp luật (kế toán, thuế, công bố thông tin…) cũng như giảm sự uy tín của Doanh nghiệp trong mắt người sử dụng báo cáo tài chính

- Hệ thống thông tin không đáp ứng yêu cầu của việc áp dụng. Ví dụ với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh có thể gây chậm thông tin, ảnh hưởng đến quá trình ghi nhận hay lập báo cáo… Hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng đến ứng dụng phần mềm kế toán từ đầu để xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và minh bạch từ đầu

- Xác định và phân loại chi phí: Việc xác định và phân loại chi phí đôi khi có thể gây khó khăn, đặc biệt là khi có các chi phí không rõ ràng hoặc có tính chất đa dạng. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân loại chi phí rõ ràng và quy trình kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính chính xác.

- Xử lý thuế và các quy định pháp lý: Các quy định về thuế và pháp lý thường thay đổi và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật và tuân thủ chúng. Việc áp dụng các nguyên tắc kế toán đôi khi phải điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý mới và tránh phạt từ cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý.

- Xử lý các sự kiện và giao dịch đặc biệt: Các sự kiện và giao dịch đặc biệt như sáp nhập, chia tách, tái cấu trúc hoặc các thỏa thuận tài chính đặc biệt có thể tạo ra thách thức trong việc áp dụng nguyên tắc kế toán. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tư vấn từ chuyên gia kế toán hoặc luật sư để đảm bảo rằng các giao dịch được xử lý đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc kế toán….

5. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời liên quan đến nguyên tắc kế toán

1. Nguyên tắc kế toán là gì?

Nguyên tắc kế toán là một bộ bao gồm những hướng dẫn, quy tắc và nguyên lý cơ bản được chuẩn mực hoá, quy ước hoá mà mọi kế toán viên cần tuân thủ và áp dụng vào trong công việc. 

2. Nguyên tắc cơ sở dồn tích có những ưu điểm gì?

Nguyên tắc cơ sở dồn tích có những ưu điểm sau:

Phản ánh đúng bản chất của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Giúp doanh nghiệp xác định được tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh một cách chính xác và trung thực.

Đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan, bao gồm chủ nợ, nhà đầu tư, cơ quan thuế,…

hcct-nkt5nt6-2022a1

3. Những rủi ro khi không tuân thủ các nguyên tắc kế toán là gì?

Một số rủi ro khi không tuân thủ các nguyên tắc kế toán có thể kể đến như:

- Dẫn đến tình trạng gian lận trong việc lập báo cáo tài chính

- BCTC không phản ánh đầy đủ hoặc phản ánh sai về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó khiến người sử dụng BCTC khó nắm bắt tình hình và không đưa ra được quyết định hợp lý và đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai

- Gây cản trở cho việc sử dụng, phân tích và đánh giá thông tin trong BCTC

4. Ngoài 7 nguyên tắc kế toán cơ bản còn có những nguyên tắc nào không?

Ngoài 7 nguyên tắc cơ bản còn có 5 nguyên tắc bổ sung mà kế toán nào cũng cần lưu ý như sau:

- Nguyên tắc khách quan

- Nguyên tắc công khai

- Nguyên tắc thực thể kinh doanh

- Nguyên tắc thước đo tiền tệ

- Nguyên tắc kỳ kế toán

Kết luận

Các nguyên tắc kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động và kinh doanh của một doanh nghiệp. Với những thông tin hữu ích được Gia đình Kế toán tổng hợp trong bài viết, mong rằng các bạn có thể vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp với quá trình thực hiện công tác của mình. Từ đó đem lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện nghiệp vụ kế toán và đảm bảo lợi ích kinh tế trong suốt quá trình hoạt động.

Xem thêm: https://ketoanleanh.edu.vn/kinh-nghiem-ke-toan/nganh-ke-toan-la-gi-tat-tan-tat-thong-tin-ve-nganh-ke-toan.html
 

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Nội Bộ

Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Nội Bộ

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo