Lương Cơ Sở Là Gì? Mức Lương Cơ Sở Hiện Nay

Admin Gia Đình Kế Toán Tác giả Admin Gia Đình Kế Toán 19/07/2024 32 phút đọc

Lương cơ sở là một khái niệm quan trọng và thường được nhắc đến trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, việc đánh giá và thảo luận về mức lương cơ sở hiện nay không chỉ là vấn đề của ngành lao động mà còn là điều cần thiết để xây dựng một hệ thống tiền lương công bằng và bền vững. Hãy cùng Gia đình Kế toán tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Lương cơ sở là gì?

Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018, lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:

- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.

- Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.

- Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở sẽ áp dụng đối với những đối tượng cụ thể như sau: 

- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã;

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội;

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn hoặc tổ dân phố.

image

Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng (lương cơ bản)

Dựa vào bảng sau, bạn có thể hình dung rõ sự khác nhau giữa mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng:

 

Tiêu chí  

Mức lương cơ sở  

Mức lương tối thiểu vùng  

Khái niệm   

Là mức lương thấp nhất dùng làm căn cứ tính mức lương trong các  bảng lương , mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này  

Mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ, thích hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội.  

+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo công việc đơn giản nhất;  

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề  

Nguyên tắc áp dụng   

Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…  

Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.  

Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở  

 

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.  

– Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.  

– Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn mới thành lập từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.  

– Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới  

Đối tượng áp dụng  

- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã;  

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;  

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội;  

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;  

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;  

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;  

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn hoặc tổ dân phố.  

Người lao động trong công ty, doanh nghiệp ngoài công lập  

Mức lương  

- 1,49 triệu đồng/tháng từ 30/6/2023  

- 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023  

- Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng  

- Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng  

- Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng  

- Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng  

Ảnh hưởng   

Lương cơ sở tăng dẫn đến lương cán bộ, công chức, viên chức… được tăng.  

Lương tối thiểu vùng tăng dẫn đến người lao động có mức lương thấp hơn tối thiểu vùng tăng theo.  

Người lao động còn lại không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng.  

Chu kỳ thay đổi  

Không có chu kỳ thay đổi nhất định  

Thường là 1 năm 1 lần  

Xem thêm: Thời Điểm Lập Hóa Đơn Theo Quy Định Mới Nhất

 

2. Mức lương cơ sở hiện nay

Mức lương cơ sở qua từng năm, từng giai đoạn đã được áp dụng theo quy định như sau:

Thời điểm áp dụng  

Lương cơ sở (đồng/tháng)  

Mức tăng (đồng/tháng)  

Căn cứ pháp lý  

Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016  

1.150.000  

100.000  

Nghị định 66/2013/NĐ-CP  

Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017  

1.210.000  

60.000  

Nghị định 47/2016/NĐ-CP  

Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018  

1.300.000  

90.000  

Nghị định 47/2017/NĐ-CP  

Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019  

1.390.000  

90.000  

Nghị định 72/2018/NĐ-CP  

Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2019  

1.490.000  

100.000  

Nghị định 38/2019/NĐ-CP  

Từ 01/7/2023 trở đi  

1.800.000  

310.000  

Nghị định 24/2023/NĐ-CP  

 

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, kể từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Mức lương cơ sở cũng được áp dụng là 1,49 triệu đồng. Với sự thay đổi này, mức lương cơ sở mới sẽ tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện tại đang áp dụng từ ngày 01/7/2019.

image-1

Sau 6 lần thay đổi mức lương cơ sở từ năm 2013 đến nay, có thể thấy các Nghị định về lương cơ sở thường áp dụng từ 1 năm trở lên. Do Nghị định 24/2023/NĐ-CP mới có hiệu lực từ 01/7/2023 nên quy định tại Nghị định này có thể áp dụng đến thời điểm giữa năm sau. Như vậy, lương cơ sở 2024 có thể vẫn ở mức 1,8 triệu đồng và áp dụng đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới của cơ quan có thẩm quyền

3. Cách tính lương cơ sở

Theo quy định, cách tính mức lương cơ sở được căn cứ vào: 

– Mức tiền lương cơ sở qua các năm: Được điều chỉnh theo thời gian để phản ánh sự tăng trưởng, thay đổi trong kinh tế và thị trường lao động.

– Mức tiền lương cơ sở thấp nhất: Có nhiều mức lương cơ sở khác nhau, được xác định dựa trên thâm niên làm việc hoặc dựa vào từng ngạch, chức vụ riêng biệt. Mỗi ngạch, chức vụ có thể có mức lương cơ sở tối thiểu riêng để đảm bảo sự công bằng, phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn.

– Mức tiền lương cơ sở cao nhất: Áp dụng cho các vị trí quan trọng, chuyên môn cao. Có thể xác định dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng và đóng góp cho tổ chức.

Để tính, áp dụng mức lương của người lao động, doanh nghiệp phải dựa vào mức lương cơ sở cùng với hệ số lương. Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, mức lương của công chức, viên chức được tính theo công thức như sau:

Mức lương = Lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) x Hệ số lương hiện hưởng

Hệ số lương hiện hưởng được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức đang có các hệ số lương của bảng lương như sau:

- Chuyên gia cao cấp: Có hệ số lương gồm 03 bậc, lần lượt là 8,8 - 9,4 - 10,0.

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước gồm 12 bậc lương, thấp nhất là hệ số lương 1,35 và cao nhất là 8,0.

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức thì cũng gồm 12 bậc lương, thấp nhất là hệ số lương 1,5 và cao nhất cũng là 8,0.


Trong bài viết trên, Gia đình Kế toán đã chia sẻ về Mức lương cơ sở là gì và mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu. Mong rằng, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích.
 

Xem thêm: Review Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TP.HCM

Admin Gia Đình Kế Toán
Tác giả Admin Gia Đình Kế Toán sudo
Bài viết trước Nên Học Kế Toán Doanh Nghiệp Hay Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp?

Nên Học Kế Toán Doanh Nghiệp Hay Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp?

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo