Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 08/11/2024 26 phút đọc

Gia đình kế toán chia sẻ mẫu bảng chấm công 2024 được xây dựng theo Thông tư 200Thông tư 133 mới nhất. Đây là mẫu bảng chấm công trên Excel thiết kế theo đúng lịch năm 2024 đầy đủ 12 tháng, có sẵn các công thức tính Tổng ngày công

I. Quy Định Về Mẫu Bảng Chấm Công   

1. Mục đích lập Bảng chấm công:

- Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng chấm công

- Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

- Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 (tức là từ ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

- Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.

- Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

⭕ Tham khảo: Học kế toán ở đâu tốt ?

3. Phương pháp chấm công

Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 chấm công theo ngày, chấm công theo giờ...

- Chấm công theo ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp :

  • Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. 

Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.

  • Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.

Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC

" 3. Đối với chứng từ và sổ kế toán

a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

.... "

Và khoản 3 Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC

"3. Đối với chứng từ và sổ kế toán

a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.

..."

Theo đó doanh nghiệp được tự thiết kế Mẫu bảng chấm công.

»» Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TPHCM     

II. Chia sẻ Mẫu bảng chấm công mới nhất   

- Dưới đây là mẫu bảng chấm công năm 2024 file Excel mới nhất (theo đúng lịch của năm 2024).

Mẫu bảng chấm công 2024

Chú ý: Trong mẫu bảng chấm trên Excel này đã đặt sẵn các công thức, và phần chú ý ở phần cuối mỗi bảng chấm công theo tháng trong Excel, các bạn nhớ đọc kỹ và thực hiện nhé.

Tải: Mẫu bảng chấm công 2024  

Ngoài ra, cũng sắp hết năm 2024 các bạn cũng có thể tải ngay mẫu bảng chấm công năm 2025 đã được đội ngũ Kế toán Lê Ánh thiết kế sẵn, các bạn có thể tải về: TẠI ĐÂY

Nếu các bạn không muốn làm theo mẫu Excel trên mà muốn làm theo Mẫu bảng chấm công quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Đơn vị : .................

Bộ phận : ..............

Mẫu số: 01a - LĐTL   

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng ....năm......

   Ngày trong thángQuy ra công
STTHọ và tênNgạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ123...31Số công hưởng lương sản phẩmSố công hưởng lương thời gianSố công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lươngSố công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ....% lươngSố công hưởng BHXH
ABC123....313233343536
             
             
 Cộng           

Ngày ... tháng ... năm...

NGƯỜI CHẤM CÔNG   

(Ký, họ tên) 

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN   

(Ký, họ tên) 

NGƯỜI DUYỆT   

(Ký, họ tên) 

Ký hiệu chấm công:   

- Lương SP: SP - Nghỉ phép: P 

- Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H

- Ốm, điều dưỡng: Ô - Nghỉ bù: NB

- Con ốm: Cô - Nghỉ không lương: KL

- Thai sản: TS - Ngừng việc: N

- Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ: LĐ

III. Các Hàm Excel Sử Dụng Trong Bảng Chấm Công  

Để tính số công thực tế của một nhân viên, hãy sử dụng hàm: = COUNTIF ($ E11: $ A11; $ G $ 34)

Hàm Countif dùng để đếm số lần xuất hiện giá.

Tương tự, hãy chèn các công thức sau theo thứ tự cho các cột khác.

  • Nửa ngày công: = COUNTIF ($ E11: $ A11; $ G $ 35)

  • Nghỉ tính lương: = COUNTIF ($ E11: $ A11; $ G $ 36)

  • Nghỉ không lương: = COUNTIF ($ E11: $ A11; $ G $ 37)

  • Bệnh hoặc thai sản: = COUNTIF ($ E11: $ A11; $ G $ 38)

Tổng số ngày công được tính dựa trên yêu cầu làm việc của từng đơn vị.

Ví dụ: Tổng số ngày làm việc = Ngày làm việc thực tế + Nửa ngày làm việc x 0,5 + Nghỉ có lương + Ôm đau, sinh đẻ.

Tham khảo:

Trên đây là những chia sẻ đầy đủ nhất về chấm công, các phần mềm chấm công cũng như cách tạo bảng chấm công mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng bài viết trên Gia Đình Kế Toán sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về chấm công.

Xem thêm:

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Gia Đình Kế Toán có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm như bà Vũ Thị Hồng Nhung (Kế toán trưởng tại các tập đoàn lớn) và bà Nguyễn Thị Xuân (Phó giám đốc Kiểm toán U&I)
Bài viết trước Mẫu 08-MST - Tờ khai điều chỉnh bổ sung thông tin đăng ký thuế

Mẫu 08-MST - Tờ khai điều chỉnh bổ sung thông tin đăng ký thuế

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo