Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản

Admin Gia Đình Kế Toán Tác giả Admin Gia Đình Kế Toán 17/07/2024 16 phút đọc

Để bảo toàn tài sản phục vụ cho việc giải quyết phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra các quy định nhằm bảo toàn tài sản . Chủ các doanh nghiệp, kế toán theo dõi để biết chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé

1. Các giao dịch bị coi là vô hiệu

- Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
  • Tặng cho tài sản; học kế toán thực hành ở đâu 
  • Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tại mục a nêu trên được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 1 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

Những người liên quan bao gồm:

  • Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;
  • Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;
  • Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
  • Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
  • Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 59 Luật Phá sản năm 2014;
  • Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 59 Luật Phá sản năm 2014 có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
  • Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch nêu trên thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Xem thêm: Doanh nghiệp trốn đóng BHXH bị phạt như thế nào 

2. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, nếu chấp nhận thì Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết. 

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Phá sản năm 2014 để ra một trong các quyết định sau:

  • Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 62 của Luật Phá sản.

- Trường hợp Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân đã quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo mục a nêu trên sẽ quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

3. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản , quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Các biện pháp đó bao gồm: 

  • Bán hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác;
  • Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
  • Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những biện pháp chủ yếu nêu trên, trong những trường hợp cụ thể, có thể áp dụng một số biện pháp khác như đăng ký giao dịch bảo đảm, đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án.

Bài viết trên được thực hiện bởi đội ngũ Giadinhketoan.com. Chúc các bạn thành công!

Để tìm hiểu thêm về các khóa học kế toán chất lượng và phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn, hãy khám phá ngay bài viết Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng kế toán của bạn một cách hiệu quả và nhanh chóng!

Xem thêm: Các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập 

Admin Gia Đình Kế Toán
Tác giả Admin Gia Đình Kế Toán sudo
Bài viết trước Cá nhân cho thuê tài sản dưới 100 triệu có phải nộp thuế

Cá nhân cho thuê tài sản dưới 100 triệu có phải nộp thuế

Bài viết tiếp theo

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo