Doanh nghiệp trốn đóng BHXH bị phạt như thế nào

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/03/2024 9 phút đọc

Doanh nghiệp trốn đóng BHXH thì bị phạt như thế nào? Mức phạt được quy định ra sao? Gia đình kế toán sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về vấn đề này:

tron-dong-bhxh

>>Xem thêm: Các vấn đề cần lưu ý khi đóng bảo hiểm 

Căn cứ vào bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 quy định

I.Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào

1.Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

a.Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng

b.Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động

2.Phạt tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

a.Phạm tội 2 lần trở lên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt 

b.Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng

c.Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người

d.Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại khoản 1 điều này

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

a.Trốn đóng bảo hiểm 1.000.0000.000 đồng trở lên

b.Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên

c.Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 điều này

4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

5.Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a.Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

b.Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

c.Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.0000.000 đồng

II.Quy định phạt hành vi trốn đóng BHXH, thử việc và trả lương không đúng quy định

-Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

-Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có các hành vi

+Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

+Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định

+Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

-Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Thông Tin Cần Biết Doanh Nghiệp FDI

Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Thông Tin Cần Biết Doanh Nghiệp FDI

Bài viết tiếp theo

Hành Chính Nhân Sự Là Gì? Mô Tả Công Việc Hành Chính Nhân Sự

Hành Chính Nhân Sự Là Gì? Mô Tả Công Việc Hành Chính Nhân Sự
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo