Các Bút Toán Kết Chuyển Thuế GTGT Cuối Kỳ
Kết chuyển thuế GTGT là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để biết được doanh nghiệp có phải nộp thuế GTGT hay còn được khấu trừ thuế GTGT.
Cùng theo dõi những hướng dẫn hạch toán kết chuyển GTGT cuối kỳ (tháng, quý, năm), cách kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra chi tiết trong bài viết dưới đây của Gia đình kế toán
>>> Học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TPHCM
I. Mục đích của kết chuyển thuế GTGT
Mục đích của kết chuyển thuế GTGT là để đẩy tài khoản 1331 hoặc 3331 không còn số dư. Nếu như trong quá trình phát sinh tài khoản đó ghi bên Nợ thì khi đặt bút toán kết chuyển tài khoản đó sẽ ghi bên Có.
Để lấy số tiền đưa vào bút toán kết chuyển thuế GTGT, kế toán cần so sánh số tiền thuế tổng hợp được trên tài khoản 133 và 3331, lấy số tiền nào nhỏ hơn đặt vào bút toán kết chuyển.
Sau khi kết chuyển thuế GTGT xong cần kiểm tra tính hợp lý của nó bằng cách kiểm tra xem dư nợ tài khoản 133 trên phần mềm kế toán có đúng bằng chỉ tiêu 43 trên HTKK hay không, hoặc dư có tài khoản 3331 trong định khoản có khớp với chỉ tiêu 40 trên HTKK hay không. Nếu không khớp thì cần tìm ra nguyên nhân, có thể do hạch toán hoặc do sai ở việc kê khai để có hướng điều chỉnh cho đúng.
II. Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Chú ý: Chỉ những doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới thực hiện việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT (những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không có TK 133)
Kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chính là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp cần phải nộp với số thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ.
Nếu đầu vào nhỏ hơn đầu ra thì sẽ được khấu trừ hết đầu vào ⇒ Số chênh lệch phải nộp.
Nếu đầu vào nhỏ hơn đầu ra thì sẽ được khấu trừ hết đầu ra ⇒ Số chênh lệch còn được khấu trừ chuyển kỳ sau khấu trừ tiếp.
III. Các bước kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ (tháng, quý, năm)
Bước 1: Xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp
Số Thuế GTGT đầu ra phải nộp = Số phát sinh có TK 3331 trong kỳ – số phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ
(phát sinh nợ trong kỳ là những trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, điều chỉnh giá…, không bao gồm số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước)
Bước 2: Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cuối kỳ = Dư nợ TK 133 đầu kỳ + Phát sinh Nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ
(Đây là số khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT)
Bước 3: Đối chiếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
TH 1: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp > số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ⇒ Kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bút toán kết chuyển: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
TH 2: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp < số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ⇒ Kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Bút toán kết chuyển: Nợ TK 3331/Có TK 133: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Ví dụ: Công ty X trong kỳ tính thuế năm 2020 có số thuế GTGT đầu ra phải nộp là 30.000.000 đồng, Số dư Nợ TK 133 là 25.000.000 đồng.
Như vậy, cuối kỳ, công ty X thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:
Nợ TK 3331: 25.000.000
Có TK 133: 25.000.000
https://giadinhketoan.com/hoc-ke-toan-online-o-dau-tot/
Bước 4: Cách kiểm tra việc kết chuyển thuế GTGT giữa kế toán và thuế
TH 1: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số dư Có cuối kỳ TK 3331 = Số liệu ở chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT.
TH 2: Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp: Số dư Nợ TK 133 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT.
Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ được hướng dẫn chi tiết bởi đội ngũ kế toán Gia đình kế toán. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách lập và nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng
- Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT
- Một vài lưu ý về hoá đơn GTGT đầu ra, đầu vào
- Chứng chỉ kế toán trưởng – Những vấn đề kế toán cần biết