Tài Sản Cố Định Vô Hình Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết
Đối với nhiều người tài sản cố định vô hình có lẽ đã là một khái niệm không còn lạ lẫm nữa. Nó được biết đến như một loại tài sản không có hình thái vật chất, tuy nhiên vẫn xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, tài sản cố định vô hình được dùng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ VH.
Để tìm hiểu sâu hơn thông tin về tài sản cố định vô hình, hãy Gia Đình Kế Toán theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Tài Sản Cố Định Vô Hình Là Gì?
Theo Thông tư số 45:
Tài sản cố định vô hình được định nghĩa là tài sản không có hình thái vật chất, nó thể hiện lượng giá trị đầu tư vào thỏa mãn với các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, ví dụ như chi phí quyền phát hành, hay một số chi phí liên quan tới đất sử dụng, bằng phát minh, bản quyền tác giả, bằng sáng chế,...
Ví dụ về tài sản cố định vô hình
- TSCĐ vô hình là quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
- TSCĐ vô hình là quyền lợi kinh tế đến từ hợp đồng dân sự: quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh,...
- TSCĐ vô hình là mối quan hệ phi hợp đồng về lợi ích kinh tế như: các cơ sở dữ liệu, danh sách khách hàng.
»»» REVIEW Học Kế Toán ONLINE Ở Đâu Tốt Nhất?
2. Một Số Đặc Điểm Của Tài Sản Cố Định Vô Hình
- Tài sản cố định vô hình là thành quả của lao động sáng tạo: TSCĐ vô hình không thể dùng giác quan của con người để nhận biết, mà phải thông qua mối quan hệ giữa người có quyền khai thác lợi ích của tài sản và bên thứ ba.
Ví dụ như quyền tác giả, quyền tác giả đối với một ca khúc mà đối tượng không phải là ca khúc đó, ca khúc này được gọi là hình thức biểu hiện cụ thể bằng vật chất của thành quả lao động sáng tạo, và ca khúc này mới được coi là đối tượng của quyền tác giả.
- Tài sản cố định vô hình không phải là quyền chủ nợ và cùng không gắn liền với vật thể. Quyền sở hữu TSCĐ vô hình không có đối tượng cụ thể được xem như là nghĩa vụ tài sản do người khác thực hiện. Ví dụ như tác giả của sách sẽ được hưởng nhuận bút khi sách của mình được xuất bản, phổ thành phim,...
- Nội dung của quyền sở hữu TSCĐ vô hình với quyền sở hữu được tiến hành theo luật chung.
+ Không thể đồng nhất. Quyền sở hữu TSCĐ vô hình sẽ không đồng nhất với quyền sở hữu theo luật chung. Đối với trường hợp quyền sở hữu TSCĐ vô hình bị xâm phạm thì chủ sở hữu có quyền kiện hoặc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của mình (không thể đòi lại tài sản).
+ Quyền sở hữu có thời gian. Đối với TSCĐ đều có thời gian, ví dụ như quyền tác giả đối với các tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh... thì sẽ được bảo hộ trong 50 năm từ khi tác phẩm đầu tiên công bố trước công chúng.
- Quyền sở hữu TSCĐ với tài sản vô hình và bên thứ ba. Quyền sở hữu tài sản cố định vô hình chỉ được xây dựng với sự góp mặt, tham gia của bên thứ ba, có thể là khán giả, thính giả, người tiêu dùng,...
3. Các Loại Tài Sản Cố Định Vô Hình
Tài sản cố định vô hình gồm những gì?
- Quyền sử dụng đất
- Quyền phát hành, bằng sáng chế phát mình
- Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học
- Thành quả của buổi biểu diễn nghệ thuật
- Các chương trình phát sóng, các bản ghi hình, ghi âm
- Tín hiệu vệ tinh đã được mã hóa
- Kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Bí mật kinh doanh
- Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
- Giống cây trồng và vật liệu nhân giống
4. Điều Kiện Ghi Nhận Tài Sản Cố Định Vô Hình
- Nếu tài sản mà đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn để xác định TSCĐ hữu hình, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
- Nếu các khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn trên thì sẽ được trực tiếp hạch toán hoặc phân bổ vào chi phí kinh doanh của DN.
- Nếu các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được xác định là TSCĐ vô hình tạo ra từ DN mà thỏa mãn đồng thời 7 điều kiện dưới đây thì tài sản đó được xác nhận là tài sản cố định vô hình:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành, đưa TSCĐ vô hình để bán hoặc sử dụng theo dự tính
+ DN có dự tính sẽ hoàn thành TSCĐ vô hình để bán hoặc sử dụng
+ DN có khả năng bán hoặc sử dụng TSCĐ vô hình
+ TSCĐ vô hình phải tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Phải có đầy đủ nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, sử dụng hoặc bán TSCĐ vô hình
+ Xác định chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra TSCĐ vô hình
+ Ước tính đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định cho TSCĐ vô hình.
»»» TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất?
5. Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định Vô Hình
5.1. Khung khấu hao tài sản cố định vô hình
- Nguyên tắc để xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình là:
+ DN tự xác định thời gian nhưng yêu cầu không quá 20 năm
+ Nếu TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thuê, giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn thì thời gian trích khấu của nó là thời gian mà DN được phép sử dụng đất
+ Nếu TSCĐ vô hình là quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền đối với cây trồng thì thời gian khấu hao tài sản là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng.
5.2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định vô hình
Có 03 cách để tính khấu hao TSCĐ vô hình
*Tính khấu hao theo đường thẳng
- Hàng tháng: Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/12
- Hằng năm: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao
- Nếu TSCĐ được mua về và dùng ngay trong tháng
Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/ Tổng số ngày của tháng tháng phát sinh x Số ngày sử dụng trong tháng
*Tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
Trong đó có:
- Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng bằng tích của 1/ Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định và 100
- Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định
- t ≤ 4 năm: 1.5
- 4 năm < t ≤ 6 năm: 2
- t > 6 năm: 2.5
+ Tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Trong đó có:
Mức trích khấu hao bình quân/ đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế
6. Thanh Lý Tài Sản Cố Định Vô Hình
- Khi có tài sản cố định thanh lý thì doanh nghiệp phải đưa ra quyết định thanh lý và lập hội đồng thanh lý. Hội đồng thanh lý có nhiệm vụ tổ chức tiến hành thanh lý tài sản cố định theo quy định trong chế độ quản lý tài chính và phải lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” .
- Lập thành 2 biên bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi chép sổ sách, bản còn lại giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.
7. Cách Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định Vô Hình
Khấu hao tài sản cố định được hiểu là tính toán và phân bổ các nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh một cách hệ thống, trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
Xem thêm:
- Hạch Toán Mua Hàng Theo Thông tư 200
- Hạch Toán Tài Khoản 131 Theo Thông Tư 200
- Hạch Toán Chi Phí Trả Trước
- Hạch Toán Chi Phí Tiếp Khách Của Doanh Nghiệp
- Hạch toán chi phí vận chuyển mua hàng
8. So Sánh Tài Sản Cố Định Hữu Hình Và Tài Sản Cố Định Vô Hình
- Tài sản cố định vô hình được định nghĩa là tài sản không có hình thái vật chất, nó thể hiện lượng giá trị đầu tư vào thỏa mãn với các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, ví dụ như chi phí quyền phát hành, hay một số chi phí liên quan tới đất sử dụng, bằng phát minh, bản quyền tác giả, bằng sáng chế,...
- Tài sản cố định hữu hình được hiểu là những tài sản mà con người có thể dùng giác quan để cảm nhận, chúng được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Bởi vì TSCĐ hữu hình hay được mua nên chúng cũng dễ định giá hơn.
9. Bài Tập Về Tài Sản Cố Định Vô Hình
Tháng 8/2022 công ty Thiên Phúc có phát sinh các nghiệp vụ về tài sản cố định như sau:
5/8 mua 1 tài sản cố định sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo hợp đồng giá mua là 180 triệu, thuế GTGT là 10%, chưa thanh toán
- Chi phí vận chuyển trả tiền mặt: 1 triệu 100 nghìn đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
15/8 mua 1 tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, theo hợp đồng GTGT có giá là 150 triệu đồng, thuế GTGT là 10%, chưa thanh toán
- Chi phí lắp đặt phải trả là 2 triệu 200 nghìn đồng (thuế GTGT là 200.000)
22/8 mua 1 laptop sử dụng cho bộ phận quản lý, theo hợp đồng GTGT giá 20 triệu, thuế GTGT 10%, đã thanh toán chuyển khoản.
- Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt: 220000 (thuế GTGT là 20000)
26/8 công ty vay ngân hàng mua 1 tài sản cố định ở bộ phận quản lý DN, theo hợp đồng GTGT có giá 150 triệu, thuế GTGT 10%, thanh toán chuyển khoản.
- Lệ phí chi bằng tiền mặt : 1 triệu 500 nghìn
Yêu cầu: - Thực hiện các bút toán liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
- Xác định chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.
Trên đây là tất cả các thông tin về tài sản cố định vô hình mà chúng tôi cung cấp đến bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng những thông tin này hữu ích cho học tập và công việc của bạn.
Xem thêm: