Bài Tập Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Có Lời Giải

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 11/03/2024 40 phút đọc

Khấu hao tài sản cố định là một nghiệp vụ của kế toán trong các doanh nghiệp, công ty nhằm phản ánh rõ giá trị thực của tài sản cố định tại thời điểm nhất định sau một khoảng thời gian đưa vào sử dụng.  

Bài tập tính khấu hao tài sản cố định luôn là một trong những dạng bài tập mà các bạn cần nắm rõ để có thể thành thạo khi làm thực tế.  

Vậy bài tập tính khấu hao tài sản cố định có những phương pháp tính toán như thế nào? Trong bài viết này, Gia Đình Kế Toán sẽ cung cấp kiến thức về khấu hao tài sản cố định và các dạng bài tập có liên quan về nghiệp vụ này. 

I. Khấu Hao Tài Sản Cố Định Là Gì?  

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định đó, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn, giảm giá trị tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng. 

Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng TSCĐ đó. 

»»» TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay  

II. Cách Tính Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định (3 Phương Pháp)  

Cách tính khấu hao tài sản cố định

1. Cách tính khấu hao theo đường thẳng 

Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp khấu hao dựa trên tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng, phương pháp này áp dụng được với hầu hết mọi lĩnh vực, loại hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 

*Công thức tính khấu hao theo đường thẳng: 

Chú ý: Thời gian trích khấu hao ở công thức trên phải dựa vào Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. 

Đối với trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng thì doanh nghiệp sẽ khấu hao theo công thức sau: 

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S - Ngày bắt đầu sử dụng + 1 

2. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 

Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp như công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, có hiệu quả hoạt động và phải thỏa mãn các điều kiện sau: 

  • Là tài sản cố định mới, chưa qua sử dụng; 
  • Là các loại máy móc, dụng cụ, thiết bị làm việc đo lường thí nghiệm. 

*Công thức khấu hao hằng năm tính như sau: 

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức: 

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng * Hệ số điều chỉnh 

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/Thời gian trích khấu hao của TSCĐ x 100% 

Thời gian trích khấu hao của TSCĐHệ số điều chỉnh
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm)1.5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm )2
Trên 6 năm (t > 6 năm)2.5

3. Cách tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm  

Tài sản cố định áp dụng được theo phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau: 

  • Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất hàng hóa, sản phẩm. 
  • Phải xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm, hàng hóa được tạo ra bởi TSCĐ đó. 
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm của doanh nghiệp không thấp hơn 100% công suất thiết kế. 

*Công thức xác định khấu hao theo số lượng, khối lượng: 

Trong đó: 

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế 

4. Doanh nghiệp chọn lựa phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo trường hợp 

Dựa trên mức doanh thu doanh nghiệp và chi phí trích khấu hao TSCĐ phù hợp. Ví dụ:  

  • Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. 
  • Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian nếu doanh thu doanh nghiệp được tạo ra thấp hơn những năm đầu sử dụng tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. 

»» » Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt?  

III. Bài Tập Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Có lời giải  

Bài tập tính khấu hao tài sản cố định

Bài 1: Bài tập kế toán TSCĐ về xác định nguyên giá và tính mức khấu hao 

Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thông tin về thiết bị sản xuất mua ngoài dùng cho bộ phận sản xuất như sau 

  1. Ngày 1/4/2022, công ty mua thiết bị đưa vào lắp đặt, tổng số tiền phải thanh toán ghi trên hóa đơn bao gồm thuế GTGT (10%) là 396.000.000đ. Thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt cho bên vận chuyển là 2.750.000đ (bao gồm thuế GTGT 10%) 
  2. Ngày 10/4/2022 xuất vật liệu phục vụ cho việc chạy thử thiết bị 8.000.000đ 
  3. Ngày 13/4/2022 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp đặt và chạy thử thiết bị bằng tiền mặt 12.000.000đ 
  4. Ngày 19/4/2022 bàn giao và đưa vào dùng trong sản xuất cho phân xưởng III. Xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm. Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 
  5. Ngày 19/4/2022 chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%. 

Yêu cầu:  

  1. Hãy xác định nguyên giá của thiết bị sản xuất này 
  2. Hãy ghi các bút toán và phản ánh vào các tài khoản nghiệp vụ phát sinh  
  3. Tính mức khấu hao của thiết bị trong 1 năm sử dụng 
  4. Giả sử đến 25/11/2026 công ty quyết định chuyển nhượng thiết bị sản xuất trên. Công ty B chấp nhận mua với tổng giá trị thanh toán là 264.000.000đ (bao gồm 10% thuế GTGT đã xuất hóa đơn). Thanh toán hóa đơn cho bên môi giới bằng tiền mặt 5.500.000đ (bao gồm 10% thuế GTGT). Hãy định khoản nghiệp vụ kế toán nhượng bán thiết bị sản xuất này. 

Bài làm:  

Yêu cầu 1: 

Nguyên giá của thiết bị sản xuất bao gồm: 

  • Giá mua thiết bị chưa bao gồm thuế GTGT: 360.000.000đ 
  • Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT: 2.500.000đ 
  • Chi phí vật liệu phục vụ cho việc chạy thử: 8.000.000đ 
  • Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị là: 12.000.000đ 

⇒ Nguyên giá của thiết bị sản xuất = 360.000.000đ + 2.750.000đ + 8.000.000đ + 12.000.000đ = 382.500.000 VND. 

Yêu cầu 2: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản liên quan 

1. Ngày 1/4/2022: 

a. Phản ánh giá mua 

Nợ TK 241: 360.000.000 

Nợ TK 133: 36.000.000 

Có TK 331: 396.000.000 

b. Phản ánh chi phí vận chuyển 

Nợ TK 241: 2.500.000 

Nợ TK 133: 250.000 

Có TK 331: 2.750.000 

2. Ngày 10/4/2022 xuất vật liệu phục vụ việc chạy thử thiết bị 8.000.000 

Nợ TK 241: 8.000.000 

Có TK 152: 8.000.000 

3. Ngày 13/4/2022 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp đặt và chạy thử thiết bị bằng tiền mặt 12.000.000đ 

Nợ TK 241: 12.000.000 

Có TK 111: 12.000.000 

4. Ngày 19/4/2022 bàn giao và đưa vào dùng trong sản xuất cho phân xưởng III. Xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm. Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 

Nợ TK 211: 382.500.000 

Có TK 241: 382.500.000 

5. Ngày 19/4/2022 chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%. 

Nợ TK 331: 396.000.000 

Có TK 515: 5.940.000 

Có TK 112: 390.060.000 

Yêu cầu 3: Tính mức khấu hao của thiết bị sản xuất trong 1 năm 

Ta có mức khấu hao thiết bị sản xuất bình quân 1 năm = 382.500.000/10 = 38.250.000 

⇒ Ta cũng có thể tính mức khấu hao thiết bị sản xuất bình quân 1 tháng = 38.250.000/12 = 3.187.500 

Yêu cầu 4:  

Tính giá trị hao mòn của TSCĐ đến ngày 25/11/2026: 

  • Giá trị hao mòn năm 2022 = Mức khấu hao tháng 6/2022 + Mức khấu hao tháng 7…12/2022 
  • Mức khấu hao tháng 4/2022 = (3.187.500/30) x 12 = 1.275.000 
  • Mức khấu hao tháng 5/2022 = Mức khấu hao TSCĐ bình quân hàng tháng = 3.187.500 

⇒ Giá trị khấu hao thiết bị sản xuất năm 2022 = 1.275.000 + 8 x 3.187.500 = 26.755.000 

  • Giá trị hao mòn năm 2023 = 12 x 3.187.500 = 38.250.000 
  • Giá trị hao mòn năm 2024 = 38.250.000 
  • Giá trị hao mòn năm 2025 = 38.250.000 
  • Giá trị hao mòn năm 2026 = 3.187.500 x 10 + 24 x 3.187.500/30 = 34.425.000 

⇒ Ta tính được giá hao mòn lũy kế tới ngày 25/11/2026 = 26.755.000 + 38.250.000 x 3 + 34.425.000 = 175.930.000 VND 

Nguyên giá của thiết bị sản xuất (theo kết quả của yêu cầu 1): 382.500.000 

⇒ Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế = 382.500.000 - 175.930.000 = 206.570.000 

  • Xóa sổ tài sản cố định: 

Nợ TK 811: 206.570.000 

Nợ TK 214: 175.930.000 

Có TK 211: 382.500.000 

  • Ghi nhận thu nhập từ nhượng bán tài sản cố định: 

Nợ TK 131: 264.000.000 

Có TK 3331: 24.000.000 

Có TK 711: 240.000.000 

  • Ghi nhận chi phí cho nhượng bán:  

Nợ TK 811: 5.000.000 

Nợ TK 133: 500.000 

Có TK 111: 5.500.000 

Bài 2: Dạng bài tập tính khấu hao theo khối lượng, số lượng 

Tháng 6/2022, công ty F mua máy lọc nước thải (mới 100%) với nguyên giá là 450.000.000 VND. Công suất thiết kế của máy đóng hộp này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy đóng hộp này là 3.400.000 m3. Xác định mức khấu hao trích trong các tháng của năm 2022.  

Biết công ty tính khấu hao theo phương pháp sản lượng và khối lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong năm thứ nhất ta có dữ liệu như sau: 

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) 
1 10.000 
2 15.000 
3 11.000 
4 12.000 
5 14.000 
6 14.000 
7 19.000 
8 12.000 
9 17.000 
10 13.000 
11 15.000 
12 15.000 

Bài làm:  

Phương pháp tính khấu theo số lượng, khối lượng sản phẩm, hàng hóa của TSCĐ đối với máy lọc nước thải mà công ty F mua được xác định như sau:  

Mức trích khấu hao bình quân cho 1m3 nước đã qua xử lý = Nguyên giá của TSCĐ/ Sản lượng theo công suất thiết kế của máy lọc nước thải = 450.000.000/2.400.000 = 187,5đ/m3 

Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 nước  Mức trích khấu hao tháng (VNĐ) 
1 10.000 185,5 1.875.123 
2 15.000 185,5 2.812.500 
3 11.000 185,5 2.062.500 
4 12.000 185,5 2.250.000 
5 14.000 185,5 2.625.000 
6 14.000 185,5 2.625.000 
7 19.000 185,5 3.562.500 
8 12.000 185,5 2.250.000 
9 17.000 185,5 3.187.500 
10 13.000 185,5 2.437.500 
11 15.000 185,5 2.812.500 
12 15.000 185,5 2.812.500 
 Tổng cộng cả năm  31.481.750 

Trong bài viết trên, Gia Đình Kế Toán đã chia sẻ nhiều kiến thức và dạng bài tập khấu hao tài sản cố định một cách chi tiết. Đây là một nghiệp vụ mà kế toán viên cần thành thạo vì nó phản ánh trực tiếp tài sản của doanh nghiệp và được phản ánh lên báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho giám đốc, cổ đông, các nhà đầu tư,...  

Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích cho các bạn trong công việc, học tập. Chúc các bạn thành công! Xem thêm: 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Bài Tập Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Bài Tập Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo