Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển mua hàng
Chi phí vận chuyển mua hàng là gì? Hạch toán chi phí vận chuyển như thế nào? Trong bài viết này Gia đình kế toán sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách phân bổ chi phí vận chuyển mua hàng một cách chi tiết
Chi phí mua hàng là tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng.
»»» Nên Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt
1. Chi Phí Mua Hàng Là Gì?
Chi phí mua hàng phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng. Chi phí mua hàng là những chi phí phát sinh liên quan đế:
- Số lượng hàng hóa đã nhập kho trong kỳ
- Tình hình phân bổ chi phí mua hàng trong kỳ cho số lượng hàng hóa đã bán trong kỳ
- Tồn kho thực tế cuối kỳ.
Các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng: Chi phí thuê kho bãi nhà xưởng, tiền mua bảo hiểm hàng hóa, chi phí vận chuyển khi mua hàng, các phát sinh trong trong quá trình mua hàng,…
Cụ thể, chi phí mua hàng là số tiền mà người mua phải trả cho người bán về số hàng đã mua. Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng, số lượng hàng, cơ cấu hàng hóa đã mua và đơn giá của một đơn vị hàng mua.
»»»» Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt
2. Chi Phí Vận Chuyển Là Gì?
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa thường phát sinh thêm dịch vụ bốc xếp, nâng hạ, quản lý hàng hóa,…
Chi phí vận chuyển là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho bên dịch vụ vận chuyển để được vận chuyển hàng hàng hóa theo những điều kiện mà bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng phụ thuộc vào đặc thù hàng hóa và số lượng hàng hóa. Khách hàng thuê dịch vụ có thể lấy hóa đơn vận chuyển hàng hóa từ bên dịch vụ cung cấp để tiến hành hạch toán chi phí mua hàng.
3. Cách Hạch Toán Chi Phí Vận Chuyển Mua Hàng
Chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản nào?
Khi doanh nghiệp mua một hàng hóa nào đó có phát sinh chi phí khi mua hàng hóa, khi đó kế toán sẽ tiến hành hạch toán phí này vào giá trị hàng hóa đã mua khi hàng hóa về nhập kho như sau:
Nợ TK 156, 152, 155, 211
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 131
4. Cách Phân Bổ Chi Phí Mua Hàng Hóa (vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa…)
Căn cứ vào hóa đơn các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí vận chuyển khi mua hàng cũng như các chi phí liên quan theo tiêu thức số lượng hàng mua và trị giá hàng mua.
Theo Chuẩn mực kế toán 02 - Hàng tồn kho theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí bảo quản trong quá trình mua sẽ làm tăng giá trị hàng tồn kho và được kế toán phân bổ tùy vào các trường hợp số lượng mặt hàng nhập vào nhiều hay ít.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá mua
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho = (Tổng chi phí thu mua hàng/Tổng giá trị hàng mua) x Giá trị từng mặt hàng
Cách phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá mua mang lại các giá trị có tính chính xác cao, phù hợp với hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn.
Tuy nhiên nếu số lượng hàng xuất nhập lớn việc tính toán sẽ phức tạp hơn.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp phân bổ chi phí theo tiêu thức số lượng hàng mua.
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho = (Tổng chi phí thu mua hàng/ Tổng số lượng hàng mua) x Số lượng từng mặt hàng
Cách phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng hàng mua phụ thuộc vào số lượng hàng nhập, có ưu điểm dễ dàng tính toán nhưng nhược điểm là cho kết quả mang tính chất tương đối.
Lưu ý: Nếu bạn muốn theo dõi chi phí mua hàng trên phần mềm thông qua tài khoản 1562 thì sau khi phân bổ chi phí mua hàng cần vào hệ thống Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán chi phí mua hàng chuyển tài khoản 1562 sang tài khoản 1561 (Nợ TK1561/ Có TK 1562)
Trên đây Gia Đình Kế Toán đã chia sẻ toàn bộ khái niệm Chi phí mua hàng là gì? Chi phí vận chuyển là gì? và Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển mua hàng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm:
- Chi Phí Trả Trước Là Gì? Cách Hạch Toán Chi Phí Trả Trước
- Hạch Toán Chi Phí Tiếp Khách Của Doanh Nghiệp
- Chi Phí Sản Xuất Chung Là Gì? Cách Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Chung