Hướng Dẫn Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

Tác giả 19/07/2024 18 phút đọc

Công việc kế toán là quá trình phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp nhằm mục đích lên được các Báo cáo kế toán để phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng. Vì vậy việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là vô cùng quan trọng đối với người làm kế toán. 

Bài viết dưới đây Gia Đình Kế Toán sẽ trình bày về các vấn đề liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

»»»»» Top 3 Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Tốt Nhất Hà Nội TPHCM 

1. Nguyên Tắc Định Khoản Kế Toán Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Ghi sổ kép phương pháp kế toán được dùng để phản ánh số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Có 2 loại định khoản kế toán là:

  • Định khoản đơn giản là những định khoản chỉ có liên quan đến 2 tài khoản. Một tài khoản ghi bên Nợ, một tài khoản ghi bên Có với cùng một số tiền.
  • Định khoản phức tạp là những định khoản có sự liên quan của từ ít nhất 3 tài khoản trở lên. Trong đó sẽ có một tài khoản ghi bên Nợ và nhiều tài khoản ghi bên Có hoặc ngược lại và tổng số tiền ghi bên Nợ và bên Có phải bằng nhau.

- Nợ, Có đều có vai trò như nhau, đều là chỉ sự phát sinh tăng giảm của tài khoản kế toán trong kỳ. Nợ cũng có thể phản ánh phát sinh tăng, cũng có thể phản ánh phát sinh giảm và Có cũng tương tự.

- Định khoản Nợ trước, Có sau.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng - Số phát sinh giảm.

- Đối với tài khoản tài sản: 

  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Nợ
  • Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có

- Đối với tài khoản nguồn vốn:

  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Có
  • Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ

- Đối với tài khoản chi phí:

  • Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có

- Đối với tài khoản doanh thu:

  • Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ

- Tài khoản từ đầu 5 → 9 không có số dư cuối kỳ.

2. Các Bước Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh 

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Định khoản kế toán là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông quan việc ghi Nợ, Có vào tài khoản nào và với số tiền bao nhiêu. Có 4 bước định khoản kế toán.

- Bước 1: Xác định đúng đối tượng kế toán

- Bước 2: Xác định tài khoản kế toán theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng

- Bước 3: Xác định Nợ, Có đối với các tài khoản kế toán thông qua phát sinh tăng, giảm

- Bước 4: Định khoản kế toán thỏa mãn điều kiện: 

  • Tổng Nợ = Tổng Có
  • Định khoản Nợ trước, Có sau

Lưu ý: Chỉ định khoản các nghiệp vụ là nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

https://giadinhketoan.com/hoc-ke-toan-online-o-dau-tot/

3. Bài Tập Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh 

Bài 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03/202X của doanh nghiệp.

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 3.000.000

2. Khách hàng trả nợ doanh nghiệp bằng tiền mặt là 2.000.000

3. Nhập kho công cụ, dụng cụ bằng tiền mặt là 2.500.000

4. Vay ngắn hạn trả nợ người bán là 3.500.000

5. Dùng lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn kinh doanh là 1.500.000

6. Vay ngắn hạn về nhập quỹ tiền mặt là 4.000.000

7. Nhập kho nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 3.000.000

8. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên là 4.500.000

Định khoản:

NV1:

- Nợ TK 111: 3.000.000

- Có TK 112: 3.000.000

NV2:

- Nợ TK 131: 2.000.000

- Có TK 111: 2.000.000

NV3:

- Nợ TK 153: 2.500.000

- Có TK 111: 2.500.000

NV4:

- Nợ TK 331: 3.500.000

- Có TK 3411: 3.500.000

NV5:

- Nợ TK 421: 1.500.000

- Có TK 411: 1.500.000

NV6:

- Nợ TK 111: 4.000.000

- Có TK 3411: 4.000.000

NV7:

- Nợ TK 152: 3.000.000

- Có TK 331: 3.000.000

NV8:

- Nợ TK 334: 4.500.000

- Có TK 111: 4.500.000

Cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

»»» TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay 

Bài 2: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp X:

1. Mua công cụ với giá chưa thuế là 80.000.000, thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Trong đó có ¼ số công cụ mua về dùng ngay cho bộ phận sản xuất (phân bổ 10 tháng, từ tháng này), ½ số công cụ mua về dùng cho bộ phận bán hàng (phân bổ 20 tháng, từ tháng này), số còn lại về nhập kho đủ.

2. Tiền BHXH trả thay lương cho người lao động: nhân viên A có hệ số lương 5,2 (nghỉ ốm 10 ngày), nhân viên B có hệ số lương 3,9 (nghỉ ốm 5 ngày), số ngày làm việc quy định 26 ngày/tháng, mức lương tối thiểu 1.500.000. Sau đó doanh nghiệp chi tiền mặt trả cho người lao động.

Định khoản:

NV1:

- Nợ TK 242: 20.000.000

- Nợ TK 1331: 2.000.000

- Có TK 1121: 22.000.000

- Nợ TK 627: 2.000.000

- Có TK 242: 2.000.000

- Nợ TK 242: 40.000.000

- Nợ TK 1331: 4.000.000

- Có TK 1121: 44.000.000

- Nợ TK 641: 2.000.000

- Có TK 242: 2.000.000

- Nợ TK 153: 20.000.000

- Nợ TK 1331: 2.000.000

- Có TK 1121: 22.000.000

NV2:

- Nợ TK 3383: (5,2x10/26 + 3,9x5/26) x 1.500.000 x 75% = 3.093.750

- Có TK 334: 3.093.750

- Nợ TK 334: 3.093.750

- Có TK 111: 3.093.750

Bài viết trên đây Gia Đình Kế Toán đã chia sẻ những nội dung có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Mong rằng những kiến thức trong bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Theo dõi thêm: 

Tác giả Admin
Bài viết trước Hướng dẫn cách lập và nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng

Hướng dẫn cách lập và nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng

Bài viết tiếp theo

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo