Cách xử lý hóa đơn khi thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh
Khi một doanh nghiệp muốn thay đổi các thông tin đã đăng ký kinh doanh như tên công ty, địa điểm kinh doanh hay mã số thuế thì cần có những chỉnh sữa để hợp pháp hóa các hóa đơn đầu ra trước đó. Để thực hiện các công tác đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn các kế toán thực hiện những thủ tục ứng với các trường hợp sau đây. lớp học kế toán
Căn cứ theo khoản 1 mục IV công văn 2010/TCT-TVQT năm 2014 về hướng dẫn thực hiện thông tư 39/2014/TT-BTC, nêu rõ về hai trường hợp:
>> Xem thêm: Các loại hóa đơn hiện hành
>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu
1. Cách chỉnh sửa các hóa đơn muốn giữ lại
a) Thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế
Cách 1: Gửi đơn lên cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định thông báo phát hành hóa đơn cụ thể như sau: khóa học chứng chỉ kế toán trưởng
Những hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thì:
– Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn.
– Làm thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. incoterm 2010 là gì
- Được phép sử dụng hóa đơn ngay.
Công văn về xin thay đổi địa điểm kinh doanh
Tải thông tin để điều chỉnh: Tại đây
Cách 2: Kê khai qua hệ thống kê khai hoặc qua thuế điện tử
Để thực hiện kê khai qua hệ thống, trước tiên bạn tải phần mềm hệ thống kê khai tại trang chủ của Tổng cục thuế http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai, sau đó thực hiện các bước sau đây: học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm
B1: Đăng nhập vào hệ thống kê khai.Tại mục "Hóa đơn" chọn "Thông báo điều chỉnh thông tin" Mẫu số TB04/AC
B2: Điền các thông tin thay đổi rồi ghi lại. Kết xuất thông báo điều chỉnh thông tin. Lấy chữ ký số đăng nhập và tải File vừa kết xuất và nộp.
Sau khi thực hiện các bước trên, các bạn kết xuất XML rồi nộp qua mạng.
Sau đó chờ xác nhận từ cơ quan thuế.
Lưu ý là phải liên hệ với cơ quan thuế để xác định về nộp bản cứng hay không.
b) Nếu thay đổi địa chỉ dẫn tới thay đổi cơ quan thuế quản lý
Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn để in. Thì trong trường hợp này phía doanh nghiệp cần phải làm những việc sau:
+ Gửi báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn GTGT của doanh nghiệp về cơ quan quản lí thuế trước đó. Học kế toán ở đâu tốt
+ Đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh phần địa chỉ đã được in sẵn trên hóa đơn.
+ Tiến hành gửi Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng BK01/AC theo thông tư số 39/2014/TT- BTC.
+ Gửi thông báo điều chỉnh thông tin trên hóa đơn theo quy định của thông tư số 39/2014/TT- BTC lên cơ quan quản lí thuế mới.
+ Sử dụng tiếp tục hóa đơn.
2. Cách chỉnh sửa các hóa đơn muốn hủy bỏ
- Nếu các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Hủy số hóa đơn chưa sử dụng; học kế toán tổng hợp
+ Thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi;
+ Thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
- Có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết:
+ Phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi;
+ Làm dấu tên công ty, địa chỉ kinh doanh mới;
+ Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng;
+ Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng).
Tải bảng kê hóa đơn chưa sử dụng: Tại đây
Lưu ý: Khi các bạn đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc làm thủ tục xong bên Sở kế hoạch đầu tư thì các bạn hãy làm thủ tục thông báo tiếp tục hay hủy số hóa đơn đó nhé.
Doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn đã được in hạch toán chi phí vận chuyển
– Doanh nghiệp không có nguyện vọng tiếp tục sử dụng hóa đơn đã được in
Ví dụ: Khi doanh nghiệp không muốn sử dụng lại hóa đơn GTGT đã được in trước đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện hủy các số hóa đơn GTGT chưa được sử dụng. Sau đó sẽ thông báp kết quả hủy hóa đơn GTGT chưa sử dụng với cơ quan thuế cũ. Sau khi đã thông báo hủy hóa đơn GTGT cũ, doanh nghiệp cần thông báo phát hành hóa đơn GTGT mới với cơ quan thuế quản lý mới đã đăng kí.
Trên đây là những cách xử lý hóa đơn khi doanh nghiệp gặp phải tình huống bắt buộc phải thay đổi hoặc có nhu cầu muốn thay đổi về thông tin đăng ký kinh doanh.
Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh
Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!
>>> Tham khảo thêm: Lừa đảo ở các trung tâm dạy kế toán