Chậm đăng ký người phụ thuộc đã có mã số thuế

giadinhketoan.com Tác giả giadinhketoan.com 04/03/2024 22 phút đọc

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương và tiền công tại doanh nghiệp nhưng do đăng ký chậm mã số thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc. Vậy cá nhân đó có được giảm trừ người phụ thuộc khi thực hiện quyết toán thuế TNCN hay không?

Nếu doanh nghiệp chậm nộp Mẫu 16/ĐK-TNCN Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cho nhân viên, thì vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của người lao động?

Có thể bạn quan tâm >>> Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo 

I. Thời điểm đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc

  • Thời điểm đăng ký mã số thuế TNCN người phụ thuộc là khi nào?
  • Các đối tượng giảm trừ người phụ thuộc diễn ra như thế nào? Quy định cụ thể diễn ra ở văn bản pháp luật nào?

***Căn cứ:

+++ Đối tượng phụ thuộc theo Khoản 5 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 : “Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm”. chứng chỉ hành nghề kế toán 

d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.

d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. tự học kế toán doanh nghiệp 

d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

+++ Đối tượng phụ thuộc theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 phải đăng ký trước ngày 31/12 là: đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, nếu quá thời hạn nêu trên thì chắc chắn sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội 

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. Học kế toán doanh nghiệp ở đâu 

d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy:

  1. Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  2. Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  3. Những người phụ thuộc phải thỏa mãn các điều kiện sau: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời: học kế toán trưởng ở đâu tại tphcm 
  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. lớp kế toán thực hành 
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế
  • Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh Mẫu 20-ĐK-TCT theo Thông tư 95/2016/TT-BTC 

Mã số thuế người phụ thuộc

Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân 

II. Trường hợp chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc

Theo Tổng cục Thuế, trường hợp người phụ thuộc là con cái, cha mẹ, vợ chồng, trong năm cá nhân phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì vẫn được tính giảm trừ kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện quyết toán thuế nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trước kỳ quyết toán năm.

Ví dụ như trường hợp cá nhân sinh con vào tháng 9/2015, đến tháng 5/2016 gửi hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con thì được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm từ tháng 5/2016. Khi thực hiện quyết toán thuế năm 2016 cá nhân được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con đẻ kể từ tháng 1/2016.

Nếu như trường hợp người phụ thuộc là người thân khác, người không nơi nương tựa, cá nhân phải đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12/2016, quá thời hạn này cá nhân không được giảm trừ cho năm 2016 học kế toán tổng hợp 

Trong các trường hợp trên, cá nhân phải đảm bảo người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho 1 người nộp thuế trong năm quyết toán thuế 2016.

Người phụ thuộc chưa được cấp mã số thuế vẫn sẽ được giảm trừ nếu người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Tổng cục Thuế lưu ý, cá nhân phải tự xác định người không nơi nương tựa theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân.

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là người không nơi nương, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá một triệu đồng mà cá nhân đang trực tiếp nuôi dưỡng gồm:

  • Bản chụp CMND hoặc giấy khai sinh. hợp đồng thuê nhà có cần công chứng 
  • Giấy tờ chứng minh nghĩa vụ nuôi dưỡng như: Bản kê khai về người trực tiếp phải nuôi dưỡng mẫu 09/XN-NPT-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC) có xác nhận của UBND cấp xã/phường; Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu); Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu); Các giấy tờ hợp pháp khác để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).

Như vậy:

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng; Cần lưu ý như sau: Người phụ thuộc (NPT) đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh Người phụ thuộc thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm, kể cả trường hợp NPT chưa được cơ quan Thuế cấp Mã số thuế.

Trường hợp Người nộp thuế đăng ký giảm trừ Người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi Quyết toán thuế được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại. incoterm 2020 pdf 

Trường hợp Người nộp thuế đăng ký giảm trừ Người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải Quyết toán thuế thì khi Quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh. Cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ Quyết toán thuế.

Trường hợp Người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho Người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho Người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi Người nộp thuế thực hiện Quyết toán thuế và đã khai đầy đủ thông tin Người phụ thuộc vào mẫu phụ lục Bảng kê 05-3/BK-TNCN.

Trường hợp Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với Người phụ thuộc khác như: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì… thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 năm tài chính, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên Người nộp thuế không được giảm trừ gia cảnh đối với Người phụ thuộc đó.

Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh 

Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!

Xem thêm >>> Công việc cần làm của một kế toán hành chính sự nghiệp

 

giadinhketoan.com
Tác giả giadinhketoan.com Admin
Bài viết trước Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo

Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo