Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 18/07/2024 14 phút đọc

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Kê khai thuế GTGT có 2 hình thức theo tháng và theo quý. Vậy cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Cùng Gia đình kế toán tham khảo bài viết sau nhé! 

kỳ kê khai thuế VAT

I. Cơ sở pháp lý

- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của chính phủ.

- Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế. phần mềm quản lý nhân sự 

II. Cách xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý

1. Kê khai thuế GTGT theo quý

Theo điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định Đối tượng khai thuế GTGT theo quý:

"Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý." phân tích rủi ro tài chính 

Ví dụ 1: Công ty TNHH MTV Đất Nam bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2019

=> Thì năm 2019 thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2019 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2020 kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Ví dụ 2: Công ty TMSX và DV Đông Tây bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 6/2019

=> Thì năm 2019 và 2020 kê khai thuế GTGT theo quý.

Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2020 để xác định năm 2021 kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. kế toán công trình xây dựng 

2. Kê khai thuế GTGT theo tháng

- Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng.

3. Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề

- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). ke toan xay dung 

- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

Lưu ý: 

- Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

- Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 151) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

4. Thời kỳ kê khai thuế GTGT

- Việc thực hiện khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. địa chỉ học kế toán thuế 

- Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.

III. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT

- Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.

Ví dụ: Tờ khai quý 1/2019 => Chậm nhất là ngày 30/4/2019

- Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Ví dụ: Tờ khai tháng 5/2019 => Chậm nhất là ngày 20/6/2019

Chú ý: Dù có phát sinh hay không phát sinh thì hàng quý (hoặc hàng tháng) vẫn phải nộp Tờ khai thuế GTGT.

IV. Thời hạn nộp tiền thuế GTGT

Hạn nộp tiền thuế GTGT cũng là hạn nộp tờ khai (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp).

Trên đây là một số kiến thức lưu ý khi kê khai nộp thuế GTGT kế toán cần chú ý. Để tránh mất thời gian, chi phí làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và thành thạo các công việc kế toán các bạn nên tham khảo các khoá học kế toán thực hành.

Gia đình kế toán chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: Quy trình lưu trữ sổ sách kế toán 

 

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước Cách Tra Cứu Thông Tin Phát Hành Hóa Đơn Điện Tử Hợp Lệ

Cách Tra Cứu Thông Tin Phát Hành Hóa Đơn Điện Tử Hợp Lệ

Bài viết tiếp theo

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

3 Bình luận

G
Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

>Xem thêm: Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng, quý

Trả lời
09:49 27/07/2018
G
Nguyên tắc lập hóa đơn, hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT

Xem thêm bài viết: Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý

Trả lời
03:17 21/06/2018
T
Đóng dấu bán hàng qua điện thoại

Xem thêm: Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT

Trả lời
07:34 14/06/2018
T
Kim Thanh
Lúc đầu mới ra trường. Cứ nghĩ cuộc đời theo hướng màu hường, học xong ra trường xin được việc làm luôn. Nhưng " Không"- Đời không như mơ các bạn ạ, mình mất toi 3 tháng loay hoay xin việc không được. Nghe lời đứa bạn đi đăng kí học ở 1 trung tâm dạy kế toán thực hành với cam kết học xong sẽ được giới thiệu việc làm. Bỏ ra một số tiền không nhỏ. Nhưng cuối cùng học xong cũng chẳng biết thêm tí kiến thức gì. mà công việc cũng chẳng thấy đâu. Vậy là lại mất thêm 3 tháng nữa. Nghĩ nó chán :(
Trả lời
10:06 30/11/2018
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo