Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là gì? Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định như thế nào? Các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Gia đình kế toán để biết chi tiết nhé
Tài sản cố định hữu hình là gì?
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
>>>>>>>> Học Kế Toán Tổng Hợp Ở Đâu Tốt?
Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Căn cứ: Điều 7, Thông tư số 45/2018/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2018/TT-BTC (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2018/TT-BTC) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm
Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức:
Trong đó:
a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) là các khoản được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng
Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá trị đề nghị quyết toán;
- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
- Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
b) Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
c) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).
3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển
Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định như sau:
Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định giao, điều chuyển theo đánh giá lại tại thời điểm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán).
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán) trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm bàn giao.
Giá trị còn lại của tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển = Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản x Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm bàn giao
Trong đó:
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản.
- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm bàn giao.
- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:
Giá xây dựng mới của tài sản = Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm bàn giao x Diện tích xây dựng của tài sản
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
Ví dụ: Tại đơn vị X, tài sản cố định A có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2012. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008, Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định A có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ hao mòn 10% năm. Tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là 600 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 04 năm, giá trị còn lại là 400 triệu đồng.
Trong năm 2018 thực hiện điều chuyển tài sản cố định A từ đơn vị X sang đơn vị Y. Trong quá trình điều chuyển phát sinh các chi phí liên quan là 100 triệu đồng.
* Cách xác định nguyên giá, số hao mòn tài sản cố định A cho các năm tiếp theo tại đơn vị Y như sau:
- Tài sản cố định A đã được theo dõi trên sổ sách kế toán của đơn vị X, do đó:
(i) Nguyên giá tài sản cố định A được điều chuyển đến đơn vị Y được xác định = 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 triệu đồng (chi phí điều chuyển) = 1.100 triệu đồng;
(ii) Giá trị hao mòn lũy kế tính đến 31/12/2017 = 600 triệu đồng.
- Từ năm 2018, tại đơn vị Y, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng x 10% = 110 triệu đồng.
- Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 710 triệu đồng (600 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 390 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 710 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 820 triệu đồng (710 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 280 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 820 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 930 triệu đồng (820 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 170 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 930 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2021, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.040 triệu đồng (930 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2022, số hao mòn còn lại được tính trong năm 2022 của tài sản cố định A là 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng), số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng, giá trị còn lại bằng 0 đồng.
- Từ năm 2023 trở đi, tài sản cố định A không phải tính hao mòn.
Như vậy, thời gian tính hao mòn của tài sản cố định A là 11 năm (gồm: 06 năm từ năm 2012 đến 2017 tại đơn vị X; 05 năm từ năm 2018 đến 2022 tại đơn vị Y).
4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại
Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định như sau:
Trong đó:
a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định tại pháp luật về xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.
c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
»»»» Review Khóa Học Kế Toán Online Tốt Nhất
5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán
Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán được xác định như sau:
Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê là giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa theo đánh giá lại tại thời điểm kiểm kê.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản để ghi vào Biên bản kiểm kê và xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm kiểm kê.
Giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa = Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản x Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm kiểm kê
Trong đó:
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản.
- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm kiểm kê.
- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:
Giá xây dựng mới của tài sản = Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương tại nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm kiểm kê x Diện tích xây dựng của tài sản
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
Xem thêm: