Cách Tra Cứu Mã Số Thuế Hộ Kinh Doanh Đơn Giản Trong 5 Bước
Bạn đang muốn kiểm tra thông tin mã số thuế hộ kinh doanh của mình hoặc người khác nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, Gia đình Kế toán sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh đơn giản trong 5 bước. Dù bạn là chủ hộ kinh doanh, kế toán viên hay cá nhân cần tra cứu thông tin để làm hồ sơ pháp lý – bài viết này đều sẽ hữu ích!
1. Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?
Mã số thuế hộ kinh doanh là một dãy số gồm 10 chữ số do Cơ quan Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính cấp cho mỗi hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mã số thuế này là duy nhất, không trùng lặp, và được dùng để quản lý thuế đối với từng hộ kinh doanh, tương tự như "số định danh thuế" trong hệ thống quản lý nhà nước.
Theo Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cấu trúc mã số thuế được quy định như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13
Trong đó:
2 chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế
Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định và tăng dần từ 0000001 đến 9999999
Chữ số N10 là chữ số kiểm tra
Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999
Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối
2. Vai trò của mã số thuế hộ kinh doanh
Mặc dù hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp, nhưng mã số thuế vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hoạt động, cụ thể:
- Kê khai và nộp thuế: Mã số thuế là cơ sở để hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN (nếu có).
- Giao dịch với ngân hàng: Một số ngân hàng yêu cầu cung cấp mã số thuế khi hộ kinh doanh muốn mở tài khoản doanh thu riêng.
- Làm thủ tục pháp lý: Dùng mã số thuế để chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh khi làm thủ tục xin cấp phép, đăng ký ngành nghề mới, khắc dấu…
- Ký hợp đồng: Trong các giao dịch lớn, mã số thuế giúp đối tác xác minh danh tính và tình trạng hoạt động của hộ kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch và uy tín.
- Tra cứu thông tin và quản lý nội bộ: Giúp chủ hộ theo dõi nghĩa vụ thuế, thời hạn nộp thuế, và các thông báo từ cơ quan thuế.
3. Khi nào cần tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh?
- Khi cần xác minh thông tin hộ kinh doanh đối tác
- Khi làm hồ sơ vay vốn, mở tài khoản ngân hàng
- Khi bị thất lạc giấy tờ đăng ký kinh doanh/mã số thuế
- Khi cần kiểm tra tình trạng hoạt động (ngừng, tạm ngừng, đã giải thể…)

4. Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh đơn giản trong 5 bước
Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế
Bước 2: Chọn “Thông tin của người nộp thuế”
Bước 3: Thực hiện tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
Tra cứu bằng chứng minh thư chủ hộ: Điền số chứng minh thư của chủ hộ KD hoặc người đại diện hộ Kinh doanh vào ô “Số CMT/Thẻ căn cước người đại diện”
Tra cứu bằng tên chủ hộ: Điền họ tên đầy đủ của chủ hộ KD hoặc người đại diện pháp luật vào ô “Tên tổ chức cá nhân nộp thuế”
Bước 4: Nhập “Mã xác nhận”
Bước 5: Chọn “Tra cứu” và nhận kết quả bao gồm:
Mã số thuế
Tên người nộp thuế
Cơ quan thuế
Số CMT/Thẻ căn cước
Ngày thay đổi thông tin gần nhất
Ghi chú về tình trạng hoạt động
Lưu ý: Khi tra cứu nếu không ra kết quả, bạn hãy nhập lại mã xác nhận chính xác một lần nữa hoặc kiểm tra lại thông tin số chứng minh thư/ tên chủ hộ đã nhập.
5. Các cách khác để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
Cách 2: Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên trang Mã số Thuế
Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên trang Mã số thuế bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập website Mã số thuế
Bước 2: Nhập số chứng minh nhân dân hoặc tên chủ hộ KD vào ô Tìm kiếm trên trang web
Bước 3: Nhận kết quả tra cứu bao gồm:
Tên hộ kinh doanh
Mã số thuế
Địa chỉ
Người đại diện
Ngày hoạt động
Cơ quan thuế quản lý
Loại hình Doanh nghiệp
Tình trạng hoạt động
Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên trang mã số thuế
Cách 3: Kiểm tra mã số thuế hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có đầy đủ các thông tin về hộn kinh doanh như: mã số thuế, địa chỉ, người đại diện pháp luật,… bạn hoàn toàn có thể xem tra cứu để có thông tin chính xác nhất.
6. Trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Các trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế hay đóng mã số thuế được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019 như sau:
Chấm dứt hoạt động kinh doanh
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký trong các trường hợp:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo
Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục nhưng không thông báo với Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi đăng ký và Cơ quan thuế
Kinh doanh ngành, nghề bị cấm
Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập
Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo yêu cầu đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo/ có yêu cầu bằng văn bản
Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật
Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh giờ đây không còn là việc phức tạp như trước. Chỉ với vài thao tác đơn giản và vài phút thực hiện, bạn đã có thể kiểm tra được đầy đủ thông tin về mã số thuế, tình trạng hoạt động và cơ quan quản lý thuế của hộ kinh doanh mình quan tâm.
Hy vọng hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh đơn giản trong 5 bước trong bài viết trên của Gia đình Kế toán đã giúp bạn tiết kiệm thời gian và chủ động hơn trong các thủ tục hành chính, kê khai thuế hay kiểm tra thông tin đối tác. Đừng quên lưu lại bài viết để tiện tra cứu khi cần nhé!
>>> Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể: Học Ở Đâu Tốt?