Các dạng bài tập nguyên lý kế toán có lời giải

Tác giả 19/07/2024 22 phút đọc

Bài tập nguyên lý kế toán giúp bạn đọc hệ thống lại toàn bộ các kiến thức lý thuyết áp dụng vào nghiệp vụ và định khoản kế toán. 

Dưới đây Gia Đình Kế Toán sẽ gửi tới bạn đọc các dạng bài tập nguyên lý kế toán có lời giải để bạn đọc tham khảo

bai-tap-nguyen-ly-ke-toan-co-loi-giai

»»»Xem thêm: Hạch toán tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh

Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Có Lời Giải 

1. Bài tập nguyên lý kế toán số 1 

Công ty ABC có số dư đầu kỳ trên một số tài khoản như sau (đơn vị tính: triệu đồng)

1. TK tiền mặt 10

2. TK tiền gửi ngân hàng 20

3. TK phải thu khách hàng 15

4. TK phải trả cho người bán 20

5. TK nguyên vật liệu 5

6. TK hàng hoá 30

7. TK vay và nợ thuê tài chính 27

8. TK phải trả người lao động 5

9. TK vốn đầu tư của chủ sở hữu 68

10. TK tài sản cố định hữu hình 40

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1. Mua vật liệu tiền chưa trả cho người bán 2

2. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 10

3. Chi tiền mặt trả lương công nhân viên 5

4. Khách hàng trả nợ thu bằng tiền mặt 12

5. Đem tiền mặt gửi ngân hàng 10

6. Mua hàng hoá thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 6

7. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 4

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ?

Lời giải

1. Nợ TK152: 2 Có TK331: 2

2. Nợ TK331: 10 Có TK341: 10

3. Nợ TK334: 5 Có TK111: 5

4. Nợ TK111: 12 Có TK131: 12

5. Nợ TK112: 10 Có TK111: 10

6. Nợ TK156: 6 Có TK112: 6

7. Nợ TK331: 4 Có TK112: 4

»»»» Review Khóa Học Kế Toán Online Tốt Nhất  

2. Bài tập nguyên lý kế toán số 2 

Tại doanh nghiệp sản xuất có tình hình như sau: Số liệu đầu kỳ (Đơn vị tính: đồng)

  • Tiền mặt 4.000.000 phiếu thu  
  • Tiền gửi ngân hàng 20.000.000
  • Phải thu của khách hàng 16.000.000
  • Nguyên liệu, vật liệu 17.000.000
  • Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3.000.000
  • Thành phẩm 10.000.000
  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.000.000
  • Quỹ đầu tư phát triển 6.000.000
  • Lợi nhuận chưa phân phối 10.000.000
  • Hao mòn TSCĐ 10.000.000
  • Vay và nợ thuê tài chính 9.000.000
  • Phải trả cho người bán 15.000.000
  • Tài sản cố định hữu hình 60.000.000

Chi tiết vật liệu: t/t là gì  

  • Vật liệu A: 9.000kg x 1.000đ/kg
  • Vật liệu B: 1.600 lít x 5.000đ/l Chi tiết thành phẩm: 400spx 25.000đ/sp

»»» Review Địa Chỉ Học Kế Toán Tổng Hợp Tốt Nhất  

Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Mua vật liệu A nhập kho 10.000kg, giá mua 990đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua, chưa trả tiền người bán, chi phí vận chuyển 100.000đ trả bằng tiền mặt

2. Mua vật liệu B nhập kho 2.400 lít; giá mua 5.000đ/l; thuế GTGT 10% trên giá mua, chưa trả tiền người bán, chi phí vận chuyển 120.000đ trả bằng tiền mặt

3. Xuất kho vật liệu A: 15.000 kg; trị giá 15.000.000đ để sản xuất sản phẩm

4. Xuất kho vật liệu B: 3.000 lít; trị giá 15.070.000đ để sản xuất sản phẩm

5. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán: 25.000.000đ

6. Tiền lương phải trả:

  • Công nhân sản xuất sản phẩm: 20.000.000đ
  • Nhân viên quản lý phân xưởng: 1.000.000đ
  • Nhân viên bán hàng: 1.000.000đ
  • Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 3.000.000đ

7. Trích khấu hao TSCĐ:

  • Chuyên dùng để sản xuất sản phẩm: 1.800.000đ
  • Dùng cho việc quản lý sản xuất: 200.000đ
  • Dùng cho bộ phận bán hàng: 400.000đ
  • Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 600.000đ

8. Chi phí khác trả bằng tiền mặt 1.800.000đ, tính cho:

  • Bộ phận sản xuất: 1.000.000đ
  • Bộ phận bán hàng: 300.000đ
  • Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 500.000đ

9. Nhập kho 2.500 sản phẩm, cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 1.070.000đ

10. Xuất kho 2.400 sản phẩm; giá vốn hàng bán: 54.800.000đ; bán trực tiếp cho khách hàng; giá bán 30.000đ/sp; thuế GTGT 10% trên giá bán; chưa thu tiền.

Yêu cầu:

a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

b. Xác định kết quả kinh doanh? Biết thuế suất thuế TNDN là 20

Lời giải

a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Nghiệp vụ 1:

Nợ TK 152: 9.900.000 (10.000kg x 990đ/kg)

Nợ TK 133: 990.000

Có TK 331: 10.890.000

Nợ TK 152 : 100.000

Có TK 111: 100.000

Nghiệp vụ 2:

Nợ TK 152: 12.000.000 (2.400lít x 5.000đ/kg)

Nợ TK 133: 1.200.000

Có TK 331: 13.200.000

Nợ TK 152: 120.000

Có TK 111: 120.000

Nghiệp vụ 3:

Nợ TK 621: 15.000.000

Có TK 152: 15.000.000

Nghiệp vụ 4:

Nợ TK 621: 15.070.000

Có TK 152: 15.070.000

Nghiệp vụ 5:

Nợ TK 331: 25.000.000

Có TK 341: 25.000.000

Nghiệp vụ 6:

Nợ TK 622: 20.000.000

Nợ TK 627: 1.000.000

Nợ TK 641: 1.000.000

Nợ TK 642: 3.000.000

Có TK 334: 25.000.000

Nghiệp vụ 7

Nợ TK 627: 2.000.000

Nợ TK641: 400.000

Nợ TK642: 600.000

Có TK 214: 3.000.000

Nghiệp vụ 8

Nợ TK 627: 1.000.000

Nợ TK641: 300.000

Nợ TK642: 500.000

Có TK 111: 1.800.000

Nghiệp vụ 9

Nợ TK 154: 54.070.000

Có TK 621: 30.070.000

Có TK 622: 20.000.000

Có TK 627: 4.000.000

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ: 3.000.000 + 54.070.000 – 1.070.000 = 56.000.000 đồng

Nợ TK 155: 56.000.000

Có TK 154: 56.000.000

Nghiệp vụ 10

Nợ TK 632: 54.800.000

Có TK 155: 54.800.000

Nợ TK 131: 79.200.000

Có TK 511: 72.000.000 (2.400sp x 30.000đ/sp)

Có TK 3331: 7.200.000

b. Xác định kết quả kinh doanh:

Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 511: 72.000.000

Có TK 911: 72.000.000

Kết chuyển chi phí:

Nợ TK 911: 60.600.000

Có TK 632: 54.800.000

Có TK 641: 1.700.000

Có TK 642: 4.100.000

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: 72.000.000 - 60.600.000 = 11.400.000

Thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 821: 2.280.000 (11.400.000 x 20%)

Có TK 3334: 2.280.000

Kết chuyển thuế TNDN:

Nợ TK 911: 2.280.00

Có TK 821: 2.280.000

Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911: 9.120.000

Có TK 421: 9.120.000

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết bài tập Nguyên lý kế toán  

Trên đây là dạng bài tập nguyên lý kế toán có lời giải. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Gia Đình Kế Toán chúc bạn thành công.

Bài viết được quan tâm: Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất  

Tác giả Admin
Bài viết trước Các cách sắp xếp chứng từ phổ biến “siêu đẳng”

Các cách sắp xếp chứng từ phổ biến “siêu đẳng”

Bài viết tiếp theo

Các Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Bạn Cần Biết

Các Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Bạn Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo