Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Một doanh nghiệp khi tính thuế TNDN phải phân loại các khoản chi phí được trừ hoặc không được trừ làm cơ sở tính thuế. Bài viết này Gia đình kế toán sẽ giúp bạn phân biệt các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi hạch toán thuế cho doanh nghiệp. hoc ke toan thuc te
Căn cứ vào Điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC, có hiêu lực từ ngày 02/08/2014 hướng dẫn về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN và được bổ sung sửa đổi tại:
+ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2015.
+ Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2018.
Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
>>> Xem thêm: Xác định hóa đơn hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
1. Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghĩa là, khoản chi phí đó phải thực sự phát sinh và liên quan trực tiếp đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Tuy nhiên, một số khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đúng mức quy định nhưng cũng được tính vào chi phí được trừ.
Căn cứ và quy định hiện hành, xác định các chi phí cụ thể được trừ như sau:
1.1. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ
Ban hành theo thông tư số 45/2013/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/06/2013 sửa đổi, bổ sung theo:
+ Thông tư số 147/2016 /TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/ 2016;
+ Thông tư 28/2017/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/ 2017. khóa học kế toán ngắn hạn tại tphcm
Chi phí khấu hao TSCĐ được trừ khi tính thuế TNDN thỏa mãn các điều kiện sau:
- TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (Ngoại trừ các TSCĐ ở mục Ghi chú dưới) học nghiệp vụ kế toán
- TSCĐ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính).
- Được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
Lưu ý: Một số TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhưng chi phí khấu hao vẫn được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN được quy định:
+ Theo tiết a, điểm 2.2, khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC:
Những TSCĐ tuy không phục vụ cho mục đích SXKD nhưng được sử dụng phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Theo tiết e, điểm 2.2, khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC:
Các TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho SXKD nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.
1.2. Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa.
Khi tính thuế TNDN, chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa được tính vào chi phí được trừ khi có đủ các điều kiện sau:
- Thứ nhất, mức tiêu hao vật tư hợp lý:
- Do Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc chủ doanh nghiệp xây dựng;
- Nếu là vật tư, nguyên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thực hiện theo định mức Nhà nước ban hành;
- Nếu doanh nghiệp không xây dựng mức tiêu hao vật tư hợp lý: Áp dụng dựa vào mức tiêu hao vật tư của doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực và có quy mô tương tự.
- Thứ hai, tính theo giá vật tư thực tế xuất kho đúng quy định:
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá vật tư thực tế xuất kho không bao gồm thuế GTGT đầu vào của vật tư mua vào;
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với hoạt động SXKD không chịu thuế: Giá vật tư thực tế xuất kho bao gồm cả thuế GTGT đầu vào của vật tư mua vào.
- Thứ ba, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể:
- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Học kế toán ở đâu tốt tphcm
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải nộp hồ hơ theo quy định theo điểm 2.1, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC) để được khấu trừ chi phí bao gồm: Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
- Thứ tư, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải nộp hồ hơ theo quy định theo điểm 2.1, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC) để được khấu trừ chi phí bao gồm: Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
1.3. Đối với chi phí liên quan đến người lao động
Căn cứ theo khoản 2, điều 4 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.
Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca; Chi thưởng sáng kiến, chi cho lao động nữ và người dân tộc thiểu số; Chi bảo hộ lao động, chi trang phục làm việc, chi bảo vệ cơ sở kinh doanh, BHXH, BHYT, KPCĐ, hưu trí tự nguyện được tính vào chi phí được trừ:
1.3.1 Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương:
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Áp dụng theo chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ lao động.
+ Đối với các cơ sở kinh doanh khác: Căn cứ vào hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của cơ sở kinh doanh.
1.3.2 Tiền ăn giữa ca:
Do giám đốc doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở kinh doanh quyết định nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.3.3 Chi thưởng sáng kiến; Chi cho lao động nữ và người dân tộc thiểu số:
a) Chi sáng kiến, cải tiến
Được tính vào chi phí được trừ khi cơ sở kinh doanh phải có quy chế cụ thểvề chi thưởng sáng kiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
b) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừkhi chi đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng mức quy định.
– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
- Chi đào tạo lại nghề cho lao động nữ, chi khám sức khỏe, chi bồi dưỡng lao động nữ sau khi sinh con…
c) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ khi chi đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng mức quy định, bao gồm:
Học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
1.3.4 Chi bảo hộ lao động, chi trang phục làm việc, BHXH, BHYT, BHTN-BNN, KPCĐ, Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động:
– Chi bảo hộ lao động: Tính theo thực chi nếu có hóa đơn, chứng từ
– Chi trang phục làm việc:
- Nếu chi bằng tiền: Tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người;
- Nếu chi bằng hiện vật: Không khống chế nhưng phải có hóa đơn, chứng từ.
– BHXH, BHYT, BHTN-BNN, KPCĐ trích theo đúng tỷ lệ quy đinh: Năm 2018 cụ thể tỷ lệ trích như sau: BHXH 17%; BHTN-BNN 0.5%; BHYT 3% và BHTN 1% (Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); KPCĐ 2% lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT.
– Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ: Được tính vào chi phí được trừ 3 triệu đồng/người/tháng với điều kiện:
- Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động và không nợ tiền bảo hiểm bắt buộc
- Doanh nghiệp phải ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng của các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
1.3.5 Các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí được trừ với số tiền không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp
Các khoản chi bao gồm: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.(Theo khoản 4, điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC)
Lưu ý: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
1.3.6 Phụ cấp tàu xe nghỉ phép theo quy định tại Bộ luật lao động
(Tìm hiểu tại thông tư 141/2011/TT-BTC, ngày 20 tháng 10 năm 2011 và thông tư 57/2014/TT-BTC , ngày ngày 06 tháng 5 năm 2014).
1.4. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài được tính vào chi phí được trừ:
1.4.1 Chi điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người
Lưu ý: Nếu chi trả tiền điện, nước mà hóa đơn điện nước mang tên hộ gia đình, cá nhân cho thuê (không mang tên doanh nghiệp) thì phải có đầy đủ các chứng từ kèm theo như sau:
- Doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh thanh toán tiền điện nước trực tiếp cho nhà cung cấp điện nước: Phải có hóa đơn thanh toán điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thì mới được tính vào chi phí được trừ.
- Doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh thanh toán tiền điện nước trực tiếp cho tên hộ gia đình, cá nhân cho thuê: Phải có chứng từ thanh toán tiền điện nước với bên cho thuê phù hợp với số lượng điện nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thì mới được tính vào chi phí được trừ.
1.4.2 Thuê sửa chữa TSCĐ; Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ
– Chi để có các tài sản không thuộc TSCĐ như: Bằng sáng chế, tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, lợi thế kinh doanh…các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh với thời gian phân bổ không quá 3 năm.
– Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm
– Tiền thuê TSCĐ phân bổ dần theo số năm mà bên đi thuê trả trước.
1.4.3 Công tác phí
Mức chi phụ cấp đi công tác được quy định theo: Trong nước tại Thông tư 40/2017/TT-BTC có hiệu lực 0/07/2017; Nước ngoài tại Thông tư 102/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/08/2012.
1.4.4 Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác
1.5. Đối với chi phí lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
– Vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế: Tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn.
– Vay của các đối tượng khác: Theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay vốn nhưng tối đã không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
1.6. Đối với trích trước các khoản dự phòng theo đúng quy định
Giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp…
1.7. Đối với các khoản chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
1.8. Đối với các khoản chi tiếp thị, quảng cáo, giao dịch hội nghị
1.9. Đối với các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp
– Thuế xuất khẩu
– Thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra (nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hành hóa, dịch vụ bán ra.
– Thuế môn bài, tiền thuê đất, thuế tài nguyên…
– Phí, lệ phí doanh nghiệp thực nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập các nhân.
1.10. Đối với chi phí QLKD do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam
Tính theo số thực chi nhưng không vượt quá chi phí phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài: Phân bổ theo công thức sau:
Lưu ý: Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ thì không được tính chi phí QLKD do công ty nước ngoài phân bổ vào chi phí hợp lý.
1.11. Đối với các khoản chi tài trợ cho:
– Giáo dục
– Y tế
– Khắc phục hậu quả thiên tai
– Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học; Tài trợ cho các đối tượng chính sách; Tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Các khoản chi tài trợ trên được tính vào chi phí được trừ khi đồng thời thỏa mã các điệu kiện sau:
- Đối tượng tài trợ đúng quy định
- Có hồ sơ xác định các khoản tài trợ
1.12. Đối với các khoản chi khác không tương ứng với doanh thu tính thuế, bao gồm các khoản chi sau:
– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp
– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Các khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi mà doanh nghiệp đưa ra phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật (Trong đó, hóa đơn do Bộ tài chính phát hành hoặc hóa đơn tự in, chứng từ đánh máy hoặc viết tay được cấp phép).
– Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng áp dụng theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC
– Các chứng từ chứng minh các khoản chi theo quy định của pháp luật kế toán
3. Các khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Các công cụ thanh toán bao gồm:
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: séc, ủy nhiệm chi…
– Bù trừ công nợ.
Chúc các kế toán thành công!