Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có được coi là chi phí hợp lý

Tác giả 15/07/2024 8 phút đọc

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có được tính là chi phí hợp lý không? Gia đình kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc thông tin về vấn đề này

vi-pham-hanh-chinh-thue

>>Xem thêm: Các khoản phụ cấp trợ cấp không chịu thuế TNCN  

Căn cứ Điều 3 Nghị định 129/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

*Các hình thức phạt

1.Phạt cảnh cáo

-Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản

-Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

2.Phạt tiền

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế bằng hình thức phạt tiền áp dụng trong các trường hợp:

2.1 Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế

-Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế

-Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân

-Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền

2.2 Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

-Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn

2.3 Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

-Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

*Về thuế TNDN

Tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“2.36.Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Vậy tiền phạt vi phạm hành chính không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm, khi quyết toán thuế TNDN năm nhập giá trị tiền bị phạt và chỉ tiêu B [4] làm tăng thu nhập tính thuế

*Hạch toán kế toán

-Khi nhận được quyết định phạt: Nợ TK 811/ Có TK 3339 hoặc 1111

-Khi nộp phạt: Nợ TK 3339/có TK 1111, 112

>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo  

Tác giả Admin
Bài viết trước Xử lý trường hợp trùng số CMND khi đăng ký mã số thuế cho người lao động

Xử lý trường hợp trùng số CMND khi đăng ký mã số thuế cho người lao động

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo