Thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định
Thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định như thế nào? Cách hạch toán vốn góp bằng tài sản cố định với bên nhận vốn góp và góp vốn bằng TSCĐ ra sao? Trong bài viết sau, gia đình kế toán sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục góp vốn bằng TSCĐ.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm kê tài sản cố định chuẩn nhất
1. Hồ sơ, thủ tục góp vốn bằng TSCĐ
a. Nếu là cá nhân tổ chức kinh doanh
Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:
- Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh
- Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp các bên góp vốn hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật
- Hợp đồng liên doanh, liên kết
- Bộ hồ sơ về nguồn gốc, tài sản
b. Nếu là tổ chức, cá nhân không kinh doanh
Theo khoản 13 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT, bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn
Vậy thì cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH thì chứng từ đối với sản phẩm góp vốn là khoá học kế toán tổng hợp
- Biên bản giao nhận tài sản
- Biên bản chứng nhận góp vốn
Chú ý: Theo khoản 7 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
a. Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào DN phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. báo cáo thuế
2.Cách hạch toán góp vốn bằng TSCĐ
a.Bên nhận tài sản góp vốn
Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các DN khác
Nợ TK 211 (theo giá thỏa thuận)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
b.Bên góp vốn bằng tài sản
Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình thì có 2 trường hợp
Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:
Nợ TK 222
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:
Nợ TK 222 - (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 711 - Thu nhập khác ( số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TCSĐ)
Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh
Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!
>>>>Tham khảo ngay: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán
khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội
Bên cạnh các bài viết chuyên sâu về kế toán, chúng tôi cũng sẽ gửi tới bạn các bài viết review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt về các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu