Những đổi mới quy trình kế toán trong bối cảnh kinh tế số

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/03/2024 14 phút đọc

Lĩnh vực kế toán chịu nhiều tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng và xu thế kinh tế số nói chung. Tại Việt Nam, quá trình hội nhập tài chính, kế toán khu vực và quốc tế trong những năm gần đây đặt ra yêu cầu cần phải chủ động, tranh thủ tối đa các lợi thế cũng như hạn chế những tác động bất lợi từ kinh tế số. Trong đó, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu cần đổi mới quy trình kế toán để phù hợp với tình hình mới. Cùng Gia đình kế toán tìm hiểu nhé!

1. Kinh tế số tác động đến quy trình kế toán

quy trình kế toán
Quy trình kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định. Hiện nay, quy trình của công tác kế toán tại doanh nghiệp (DN) thông thường gồm các bước: Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động cho nhà quản trị. Thành tựu công nghệ mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) nói riêng và xu thế kinh tế số nói chung sẽ giúp lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán nói riêng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, thị trường dịch vụ tài chính, đồng thời, xu thế này sẽ tác động đến quy trình kế toán hiện nay, cụ thể: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2019 

2. Công việc của kế toán viên tại doanh nghiệp có thể thay đổi

Với sự tác động của kinh tế số nói chung và công nghệ số nói riêng, sẽ có khá nhiều thay đổi trong công tác kế toán tại cơ quan nhà nước, DN. Hiện nay, công tác lưu trữ chứng từ kế toán chủ yếu dưới dạng bản giấy, trong thời gian tới hoạt động này sẽ được số hóa hoàn toàn; hóa đơn giấy sẽ thay thế bằng hóa đơn điện tử... Những công việc dễ được tự động hóa và thay thế bằng phần mềm như: Nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương, phân tích tài chính… Như vậy, thay vì thuê các kế toán viên đảm nhiệm các nhiệm vụ kế toán như hiện nay, hoạt động này có thể sẽ được tự động bằng công nghệ hoặc bằng các phần mềm thông tin. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu 

3. Cách mạng công nghiệp 4.0 hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiệp vụ kế toán

Kế toán là một trong những lĩnh vực dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin và công việc kế toán ngày càng được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ thông tin (CNTT). Theo dự báo của các chuyên gia, thời gian tới, với sự bùng nổ của công nghệ số, lĩnh vực kế toán tiếp tục được tin học hóa một cách sâu sắc. Từ đó, kéo theo quy trình kế toán có sự thay đổi căn bản khi hầu hết các phần hành kế toán đều ứng dụng

4. CNTT, kể cả hoạt động ghi sổ, lập báo cáo tài chính.

Những thành tựu của CMCN 4.0 như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn... cho phép bộ phận kế toán xử lý nhanh và đơn giản các nghiệp vụ thuộc các phần hành kế toán cũng như cho phép truy cập nhanh vào các dữ liệu trong một thời gian ngắn với tính bảo mật cao nhất. học ngành logistics ở đâu 

5. Công nghệ số tác động đến quy trình an toàn dữ liệu kế toán

Hiện nay, trong quy trình kế toán, công tác bảo mật an toàn thông tin kế toán rất kém. Chẳng hạn, tại Việt Nam, các chứng từ kế toán vẫn chủ yếu bằng bản cứng (giấy); công tác lưu trữ chủ yếu tại thông qua các dụng cụ thô sơ (thùng, hộp), trong khi đó chưa chú trọng đến việc lưu trữ điện tử... Tuy nhiên, những thành tựu của CMCN 4.0 như công nghệ Blockchain sẽ cho phép sử dụng mật mã và các giao thức tin nhắn phân tán để tạo lập các thông tin kế toán chi tiết theo yêu cầu kế toán. Thay vì hệ thống ghi sổ kép, công nghệ này cung cấp hệ thống ghi sổ đa chiều, với công nghệ sổ cái phân phối mới. Hệ thống này sẵn sàng thay đổi để phù hợp với mục tiêu, rất phù hợp với thế giới kế toán. Hệ thống này cũng không cần các bản ghi riêng dựa trên biên lai giao dịch, các giao dịch sẽ được ghi trực tiếp vào một thanh ghi, tạo ra một hệ thống các bản ghi có liên kết - hoặc khối thông tin - được xác minh tự động và có thể được xem bởi tất cả người dùng.

6. Công nghệ số tác động đến phương thức cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản trị

Với việc ứng dụng CNTT hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số, các sản phẩm, các kết quả xử lý thông tin kế toán, kiểm toán có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ thông tin phục vụ các nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, nhà quản lý và nhu cầu của xã hội.Từ đó, cách thức cung cấp thông tin kế toán sẽ có những thay đổi từ thông tin kế toán tài chính đến thông tin kế toán quản trị, những thông tin mà hiện nay thường bị các nhà quản lý coi là quá khô cứng, khó hình dung và khó hiểu, nên thường khiến các nhà quản trị bỏ qua.

7. Công nghệ số tác đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kế toán

Có thể nói, với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, rất nhiều vấn đề phát sinh trong việc làm sao có thể để các quy định của pháp luật nhanh chóng có thể điều chỉnh được các hành vi khi mà rất nhiều hình thức kinh doanh doanh mới xuất hiện... Việc dự báo xu hướng và có cách thức quản lý hợp lý thời đại số không chỉ giúp cơ quan quản lý nắm được thông tin, cách thức để quản lý, mà còn phải làm sao không cản trở đến hoạt động của DN. Thực tế này đòi hỏi trình độ cả về công nghệ thông tin, chuyên môn không chỉ riêng cán bộ kế toán của DN mà cả cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng phải cao để nắm bắt, làm tốt công việc của mình. 

Trên đây là Những đổi mới quy trình kế toán trong bối cảnh kinh tế số hiện nay. Để tránh gặp phải những sai xót làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp các bạn nên tham khảo các khoá học kế toán thực hành .

Gia đình kế toán chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp 

 

 

 

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Những điều kiện để chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN

Những điều kiện để chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)

Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo