Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 16/07/2024 15 phút đọc

Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán mới ra trường có sự hình dung rõ hơn về công việc của kế toán nhập khẩu. Bài viết dưới đây là những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu nhằm giúp các bạn kế toán mới ra trường hạch toán các bút toán liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.

luu-y-khi-lam-ke-toan-nhap-khau

>>Xem thêm: Kế toán hàng tồn kho

Dưới đây là tổng hợp cơ bản các công việc liên quan đến kế toán nhập khẩu cần lưu ý:

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp cùng các chứng từ như sau

- Tờ khai hải quan và các phụ lục.

- Hợp đồng ngoại (Contract).

- Hóa đơn bên bán (Invoice).

- Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,...

- Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải Quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phụ phí THC, vệ sinh container, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác,... khóa học xuất nhập khẩu 

- Thông báo nộp thuế.

- Giấy nộp tiền vào NSNN/Ủy nhiệm chi thuế

- Lệnh chi/Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu

ke-toan-nhap-khau

2.1.Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

- Ngày thanh toán (Theo tỷ giá ngày hôm đó), ghi:

Nợ TK 331: (Số tiền x Tỷ giá ngày chuyển tiền)

Có TK 112 học xuất nhập khẩu 

- Khi hàng về (Không được lấy tỷ giá trên Tờ khai để hạch toán vào giá trị hàng hóa => Tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB,... GTGT)

Nợ TK 156: (Số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán trước)

Có TK 331 các loại hình xuất nhập khẩu 

2.2.Thanh toán làm nhiều lần cho nhà cung cấp

- Ngày 1 thanh toán trước 1 phần (Lấy theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:

Nợ TK 331: (Số tiền thanh toán trước x Tỷ giá ngày hôm đó)

Có TK 112 tự học kế toán 

- Ngày 2 hàng về đến Cảng (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản), ghi:

Nợ TK 156: Số tiền đã thanh toán trước ngày 1 + (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hàng về)

Có TK 331

- Ngày 3 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:

Nợ các TK 331: (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hôm nay)

Nợ TK 635 (Nếu lỗ tỷ giá): Phần tiền lỗ

Có các TK 112

Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Phần tiền lãi

2.3.Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

- Ngày 1 hàng về đến cảng (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi: Nợ TK 156: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày hàng về) mẫu quy chế lương 

Có TK 331

- Ngày 2 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:

Nợ TK 331: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán)

Nợ TK 635 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lỗ

Có các TK 112 Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lãi

2.4.Hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan

Có TK 3333: Thuế nhập khẩu nghiệp vụ xuất nhập khẩu 

2.5. Hạch toán Thuế TTĐB phải nộp (Nếu có), ghi:

Nợ TK 156: Trên tờ khai hải quan.

Có TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt

2.6. Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu (Khấu trừ thuế GTGT), ghi:

Nợ TK 1331: Số thuế GTGT nhập khẩu trên Tờ khai hải quan

Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

2.7.Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT,... Ghi:

Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 3332: Thuế TTĐB

Nợ TK 3333: Thuế XNK

Nợ TK 333,... (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)

Có TK 111, 112

2.8.Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho,... ghi:

Nợ TK 156, 152, 153, 211,... 

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,... Giá trị hàng nhập khẩu: Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có) + Chi phí mua hàng

3. Kê khai thuế hàng nhập khẩu

Dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc biên lai thu tiền của hải quan và Tờ khai hải quan.

Trên đây là những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu để bạn đọc tham khảo. Gia đình kế toán hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

>>Tham khảo thêm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo 

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Gia Đình Kế Toán có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm như bà Vũ Thị Hồng Nhung (Kế toán trưởng tại các tập đoàn lớn) và bà Nguyễn Thị Xuân (Phó giám đốc Kiểm toán U&I)
Bài viết trước Những Kiến Thức Kế Toán Doanh Nghiệp FDI Cần Biết

Những Kiến Thức Kế Toán Doanh Nghiệp FDI Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo