Những nội dung và nguyên tắc phản ánh tài khoản 154

giadinhketoan.com Tác giả giadinhketoan.com 04/03/2024 23 phút đọc

Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh với mục đích phục vụ cho tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ,…

I. Nguyên tắc kế toán trong tài khoản 154 

Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kê khai trong hạch toán hàng tồn kho. Với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ cuối kỳ.

Tài khoản 154 phản ánh chi phí sản xuất , kinh doanh phát sinh trong kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ của hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ. học kế toán cho người mới bắt đầu 

Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí theo nhóm, loại, theo bộ phận, theo từng loại dịch vụ, theo từng công đoạn dịch vụ.

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp 
  • Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp)
  • Chi phí sản xuất chung.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho, mà tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. 

Trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.học kế toán thực tế ở đâu hà nội 

1. Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí sau 

  • Chi phí bán hàng;
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp;
  • Chi phí tài chính;
  • Chi phí khác;
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Chi sự nghiệp, chi dự án;
  • Chi đầu tư xây dựng cơ bản;
  • Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.

 

nguyen-tac-tai-khoan-154

Nguyên tắc tài khoản 154

 

2. Kết cấu phản ánh của tài khoản 154 

Đối với bên Nợ:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,…phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ.
  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,… phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình.

Đối với bên Có:

  • Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay.
  • Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần hay toàn bộ tiêu thụ trong kỳ, cũng có thể là giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ.
  • Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;
  • Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa\chữa được;
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;
  • Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Học kế toán ở đâu tốt tphcm 

II. Phương pháp vận dụng tài khoản 154 với ngành công nghiệp 

Tài khoản 154 trong ngành công nghiệp được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Với doanh nghiệp sản xuất thuê ngoài gia công, chế biến, cung cấp dịch vụ bên ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào tài khoản 154.

Chỉ được phản ánh tài khoản 154 những nội dung chi phí tương tự như sau:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm;
  • Chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm;
  • Chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Tài khoản 154 ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.

Với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công chế biến, cung cấp dịch vụ bên ngoài hoặc phục vụ sản xuất sản phẩm thì có những chi phí được tập hợp vào tài khoản 154.

>>>Xem thêm: Không có MST có được tính là chi phí hợp lý? 

1. Vận dụng tài khoản 154 trong ngành nông nghiệp 

Tài khoản 154 áp dụng trong ngành nông nghiệp được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hoạt động nuôi trồng, chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ nông nghiệp, theo địa điểm phát sinh chi phí, theo từng cây con, từng sản phẩm,…

Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm nông nghiệp được xác định vào cuối vụ thu hoạch, hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.

 

tai-khoan-154

Những thông tin về tài khoản 154

 

Với các ngành trồng trọt, chi phí hạch toán theo 3 loại cây trồng như sau:

  • Cây ngắn ngày (lúa, khoai, sắn, ...);
  • Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần (dứa, chuối, ...);
  • Cây lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, ...).

Với những cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hay năm sau mới thu hoạch thì căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác.

Theo nguyên tắc, chi phí sản xuất ngành trồng trọt được hạch toán chi tiết vào bên Nợ tài khoản 154 theo từng đối tượng tập hợp chi phí h.s code là gì 

Trên cùng một diện tích canh tác, nếu bạn trồng đan xen từ hai loại cây nông nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến loại cây nào thì tập hợp riêng cho loại cây đó.

Còn chi phí phát sinh chung cho nhiều loại cây như cày bừa, tưới nước thì được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng, hoặc theo một tiêu thức phù hợp.

Với cây trồng lâu năm, quá trình từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm thì được hạch toán như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ.

Khi bạn hạch toán chi phí ngành chăn nuôi trên tài khoản 154 thì bạn cần chú ý những điểm dưới đây: khóa học kế toán căn bản 

  • Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, ...), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;
  • Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;
  • Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;
  • Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,...

2. Phương pháp vận dụng tài khoản 154 trong ngành dịch vụ 

  • Tài khoản 154 áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,... để tập hợp tổng chi phí và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện.
  • Với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống,...
  • Tài khoản 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, ...) theo từng doanh nghiệp hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.

Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng.

Hàng tháng, doanh nghiệp vận tải ôtô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,... học kế toán ở đâu 

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ, hoạt động ăn uống, dịch vụ buồng nghỉ, vui chơi giải trí,…

>>>Xem thêm: Nơi dạy kế toán thực tế tốt nhất TPHCM 

>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu

giadinhketoan.com
Tác giả giadinhketoan.com Admin
Bài viết trước Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu

Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận

3 Bình luận

S
Tìm hiểu về kế toán thuê tài sản

>Xem thêm: Những nguyên tắc phản ánh tài khoản 154

Trả lời
08:51 09/08/2018
D
Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng

Xem thêm bài viết: Những nội dung và nguyên tắc phản ánh tài khoản 154

Trả lời
04:05 21/06/2018
L
Không có MST có được tính là chi phí hợp lý?

Xem thêm Những nội dung và nguyên tắc phản ánh tài khoản 154

Trả lời
06:45 14/06/2018
H
Nguyễn Thị Hà
Qua bài viết này mình cũng khuyên mọi người khi tìm hiểu trung tâm thì phải coi trọng tính pháp lý,phải tìm hiểu xem trung tâm mình định học đã được cấp phép hay chưa.Đứa em mình gặp câu chuyện dở khóc dở cười. Nó đi học kế toán ở 1 trung tậm lọ, họ xong khóa học được cấp cho 1 cái chứng chỉ mang về. Đúng đợt nó nộp hồ sơ xin việc vào 1 cơ quan nhà nước. sau bị công an truy hỏi về việc sử dụng chứng chỉ trái phép. Lúc ấy nó mới té ngửa ra chỗ nó học là trung tâm đào tạo chui, không được cấp phép hoạt động. Con bé được phen hết hồn hết vía.Mình sau đó có tìm hiểu và học tại trung tâm kế toán Lê Ánh. Đâu là 1 trong rất ít các trung tâm được cấp phép đào tạo. Học ở đây, mình thấy yên tâm và đảm bảo, bởi chương trình, cơ sở vật chất, giảng viên cũng được thẩm định.
Trả lời
09:51 26/10/2018
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo