Tải Mẫu Giấy Đề Nghị Đăng Ký Hộ Kinh Doanh [File Word]
Bạn đang chuẩn bị mở hộ kinh doanh cá thể và cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký? Một trong những giấy tờ quan trọng không thể thiếu chính là Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo đúng chuẩn biểu mẫu do cơ quan chức năng quy định, bạn có thể tải mẫu Giấy Đề Nghị Đăng Ký Hộ Kinh Doanh [File Word] mà Gia đình Kế toán cung cấp dưới đây. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin, những lưu ý quan trọng khi nộp hồ sơ và kèm link tải miễn phí, tiện lợi cho mọi đối tượng sử dụng.
1. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của hộ.
Điểm mạnh của hộ kinh doanh là tính linh hoạt và đơn giản trong thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên khi quy mô kinh doanh phát triển, nhu cầu quản lý vận hành có thể trở nên phức tạp hơn.
Hiện nay, mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
2. Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

>>> Tải File Word [Miễn phí] về: Tại đây
3. Cách điền giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Để giúp bạn dễ dàng điền các thông tin trên mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng mục bạn có thể tham khảo:
Phòng Tài chính – Kế hoạch: Ghi rõ Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Ví dụ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tôi là: Ghi rõ họ và tên của người đăng ký hộ kinh doanh. (Lưu ý: Viết bằng chữ in hoa)
Mã số thuế cá nhân (nếu có): Ghi mã số thuế của người đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhớ có thể thực hiện tra cứu MST hộ kinh doanh
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Đánh dấu X vào ô tương ứng với loại giấy tờ pháp lý cá nhân mà người đăng ký đang sử dụng.
Tên hộ kinh doanh: Ghi đầy đủ tên của hộ kinh doanh (Lưu ý: Tên của hộ kinh doanh phải đặt đúng theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Ngành, nghề kinh doanh: Điền ngành nghề mà hộ đang kinh doanh, nhưng lưu ý:
Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020;
Trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, hộ kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện mới được phép kinh doanh.
Mã ngành:
Đối với ngành, nghề kinh doanh chính: Điền tên ngành và mã ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh khác: Điền tự do (free text) và không cần ghi mã ngành cấp bốn.
Ngày bắt đầu hoạt động:
Trường hợp hộ kinh doanh dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì không cần kê khai nội dung này
Trường hợp hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau ngày bắt đầu hoạt động đã kê khai thì ngày bắt đầu hoạt động là ngày hộ kinh doanh được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: Đánh dấu X vào ô tương ứng với chủ thể thành lập hộ kinh doanh.
Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh: Chỉ kê khai khi chủ thể thành lập hộ kinh doanh là các thành viên hộ gia đình và kê khai cả thông tin của chủ hộ tại Bảng này.
Chủ hộ kinh doanh (ký và ghi họ tên): Chủ hộ kinh doanh ký xác nhận
>>> Tham khảo: Thủ Tục Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể
4. Một số thắc về giấy đăng ký hộ kinh doanh
Nộp giấy đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh và có thể nộp hồ sơ theo 2 phương thức sau:
Đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ gồm những gì?
Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì cần chuẩn bị đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp những loại thuế nào?
Sau khi hộ kinh doanh cá thể được thành lập thành công thì sẽ phải nộp 3 loại thuế được quy định rõ như sau:
Thuế môn bài được chia làm 6 bậc theo mục I: Thông tư 96/2012/TT-BTC của bộ tài chính.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được quy định cho hộ kinh doanh cá thể tại Công văn 763/BTC-TCT vào thời gian 16/01/2009.
Thuế thu nhập cá nhân được tính và căn cứ tại Quyết định 16334/CT-QĐ vào ngày 30/12/2008.
Thuế khoán hộ kinh doanh thường có các mức quy định theo nhóm ngành nghề và việc kê khai thuế có thể bị sai sót nếu chủ hộ kinh doanh không theo dõi sát sao doanh thu, nắm được các giao dịch bán hàng.
Hy vọng rằng mẫu Giấy Đề Nghị Đăng Ký Hộ Kinh Doanh [File Word] được chia sẻ trong bài viết trên của Gia đình Kế toán đã giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đồng thời hiểu rõ hơn về cách điền thông tin chính xác và đúng quy định pháp luật.
Nếu bạn cần thêm các mẫu biểu liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, kế toán thuế hay thủ tục pháp lý khác, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc theo dõi các bài viết tiếp theo từ chúng tôi nhé!
>>> Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể: Học Ở Đâu Tốt?