Lao động nữ mang thai được hưởng những quyền lợi gì?

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/03/2024 17 phút đọc

Hầu hết lao động nữ đều trải qua quá trình mang thai, sinh con vì tuổi sinh sản nằm trong độ tuổi lao động. Trong khoảng thời gian mang thai, sức khỏe, tâm lý của lao động nữ suy giảm. Trong khi vừa phải thực hiện thiên chức của phụ nữ mà họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động. Vì vậy, lao động nữ mang thai là đối tượng đặc thù cần có cơ chế bảo vệ riêng. Với ý nghĩa như vậy, bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ mang thai trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong pháp luật lao động và pháp luật bảo hiểm xã hội

Ở nước ta, pháp luật hiện hành có rất nhiều quy định hướng tới bảo vệ quyền lợi của lao động nữ mang thai. Những quy định này thể hiện rõ 2 khuynh hướng với phụ nữ mang thai đó là bảo vệ và ưu tiên.

Xem thêm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo 

Về quyền lợi của phụ nữ mang thai trong lao động

1. Lao động nữ mang thai được đặc biệt ưu tiên trong lao động để bảo vệ thai sản

Theo Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sau, vùng xa, biên giới, hải đảo khóa học phân tích báo cáo tài chính 
  • Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương

Ví dụ: Lao động nữ là thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Công việc này nặng nhọc và hóa chất ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Trường hợp này, khi mang thai đến tháng 07, lao động nữ được chuyển sang làm một công việc khác nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày chứng chỉ kế toán trưởng 

  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì mang thai, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động

2. Lao động nữ trong thời kỳ mang thai được ưu tiên không bị xử lý kỷ luật lao động

(Theo điểm d, khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012)

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, khi hết thời gian mang thai, thời gian nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật lao động, lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật lao động. Bởi vì, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng (Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2012) khóa học chứng chỉ kế toán trưởng 

Khi hết thời gian lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì chủ sử dụng lao động được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nêu trên

3. Trong thời kỳ mang thai, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động.

Theo đó, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sử khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. khóa học xuất nhập khẩu trực tuyến 

Nếu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. học kế toán online 

Nếu không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận theo thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Lao động nữ mang thai chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nên vẫn được hưởng đầy đủ các khoản lương và trợ cấp theo quy định của pháp luật

4. Phụ nữ mang thai được ưu tiên trong đào tạo nghề

Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ (khoản 5 Điều 153 Bộ luật Lao động năm 2012)

Quy định này góp phần bảo vệ phụ nữ mang thai theo nghĩa, khi lao động nữ đã được đào tạo một nghề dự phòng, trong khoảng thời gian mang thai mà công việc họ đang làm không phù hợp với tình hình sức khỏe, họ có thể chuyển sang một công việc khác phù hợp hơn

Trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người học nghề có thai, nếu có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì người học nghề được chấm dứt hợp đồng học nghề và được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập

Như vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi trong lao động cho phụ nữ mang thai đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước với đối tượng đặc thù này. chứng chỉ hành nghề kế toán viên 

Lao động nữ mang thai được hưởng những quyền lợi gì?

Chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ mang thai

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì trong thời kỳ mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trong trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần. Chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ nghỉ việc đi khám thai là: Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai tính theo ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản theo Tháng chia cho 24 ngày. 

Trong đó, mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kể trước khi nghỉ việc. Nếu đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Để đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị tốt cho việc sinh con, nuôi con nhỏ, pháp luật cho phép lao động nữ mang thai có quyền nghỉ thai sản trước sinh. Theo đó, lao động nữ sẽ được nghỉ trước và sau sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền nghỉ trước 02 tháng trước khi sinh, thời gian này được khấu trừ vào thời gian nghỉ thai sản 

(Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012).

Trên đây là những quyền lợi của phụ nữ mang thai và chế độ bảo hiểm cho lao động nữ mang thai. Mong rằng những thông tin mà Gia đình kế toán chia sẻ sẽ giúp những lao động nữ đã, đang và sắp làm mẹ có thể biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Làm sao để biết mức hưởng bảo hiểm y tế qua mã số thẻ

Làm sao để biết mức hưởng bảo hiểm y tế qua mã số thẻ

Bài viết tiếp theo

Hành Chính Nhân Sự Là Gì? Mô Tả Công Việc Hành Chính Nhân Sự

Hành Chính Nhân Sự Là Gì? Mô Tả Công Việc Hành Chính Nhân Sự
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo