Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Là Gì? Cách Viết Giấy Đề Nghị Tạm Ứng

Tác giả 18/07/2024 16 phút đọc

Giấy đề nghị tạm ứng là gì ? Trong công ty, doanh nghiệp ai là người cần dùng đến loại giấy tờ này? Cách viết của nó được thực hiện ra sao? Hãy cùng Gia Đình Kế Toán cùng đọc và tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Giấy đề nghị tạm ứng là gì? 

Trước hết, ta phải hiểu “khoản tạm ứng là gì?”, đây là một khoản tiền hoặc vật tư do DN giao cho người nhận tạm ứng để đi thực hiện công việc, nhiệm vụ của công ty. Giấy đề nghị tạm ứng được hiểu nôm na là một loại giấy tờ dùng để xét duyệt tạm ứng và là căn cứ để xuất quỹ cho nhân viên.

2. Đối tượng và mục đích sử dụng 

Giấy đề nghị tạm ứng được hiểu một cách đơn giản là một mẫu chứng từ kế toán được ban hành kèm theo thông tư 200, thông tư 107 và thông tư 133 của Bộ tài chính, dùng để làm căn cứ xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục phiếu chi, xuất quỹ cho cán bộ công nhân viên tạm ứng để đi công tác hoặc giải quyết các công việc của cá nhân hoặc cơ quan đơn vị.

Đối tượng dùng giấy đề nghị tạm ứng có thể là công nhân viên, người lao động đang làm việc tại công ty nào đó và có nhu cầu tạm ứng tiền. Đối với những người nhận tạm ứng thường xuyên ví dụ như người thuộc các bộ phận như quản trị, hành chính, cung ứng vật tư thì phải được người có thẩm quyền (có thể là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) chỉ định bằng văn bản.

Dùng giấy đề nghị tạm ứng để giải quyết công việc của công ty hoặc phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, đi công tác,...

https://giadinhketoan.com/hoc-ke-toan-online-o-dau-tot/

3. Thủ tục làm đề nghị tạm ứng 

Để có được giấy đề nghị tạm ứng thì người xin tạm ứng phải thực hiện theo một trình tự nhất định: Đầu tiên là viết giấy đề nghị tạm ứng, nộp lên trưởng bộ phận thư ký, trưởng bộ phận thư ký xem xét đưa lên kế toán trưởng rồi cuối cùng là đưa cho Giám đốc duyệt.

- Trong trường hợp xin tạm ứng để đi công tác thì người xin tạm ứng cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Đề xuất đi công tác
  • Kinh phí dự trù cho cá nhân/ đoàn đi công tác
  • Quyết định cử đi công tác
  • Giấy đề nghị tạm ứng
  • Lịch trình của đợt công tác (nơi đến, nơi đi, bao nhiêu ngày)
  • Phiếu báo giá máy bay cùng với hồ sơ xác nhận đặt chỗ của hãng hàng không
  • Giấy mời có liên quan đến các chi phí tài chính (nếu có)

- Trong trường hợp xin giấy đề nghị tạm ứng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu thì chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Đề nghị mua hàng hóa, nguyên vật liệu
  • Kế hoạch mua hàng hóa, nguyên vật liệu đã được cấp trên phê duyệt
  • Thông tin hàng hóa, nguyên vật liệu (tên, đơn giá, số lượng) đã được phê duyệt
  • Báo giá hoặc hợp đồng

- Sau khi kết thúc kì công tác cần thực hiện thủ tục thanh toán như sau:

  • Giấy đề nghị thanh toán 
  • Nếu chuyển khoản thì phải có ủy nhiệm chi còn tiền mặt thì phải có phiếu chi tiền
  • Bảng kê chi tiết các khoản chi phí đã chi
  • Quyết định cử đi công tác: Nơi đến, thời gian đi
  • Bảng quyết toán phí công tác hoàn thành kèm với hóa đơn tài chính hợp lệ thánh toán tiền ở, ăn cùng với các chứng từ khác đi kèm.

https://giadinhketoan.com/khoa-hoc-ke-toan-o-dau-tot-nhat/

4. Nội dung trong giấy đề nghị tạm ứng 

Có nhiều mẫu giấy đề nghị tạm ứng khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại sẽ có những nội dung dưới đây:

- Tên đơn vị, tên bộ phận của doanh nghiệp, người xin tạm ứng phải điền đầy đủ một liên của mẫu đơn đề nghị tạm ứng, ghi rõ là gửi giám đốc công ty (tức là người xét duyệt tạm ứng)

- Họ tên, phòng ban, bộ phận của người xin tạm ứng cùng với số tiền xin tạm ứng (phải ghi bằng số và chữ đầy đủ)

- Lý do xin tạm ứng cũng như mục đích sử dụng của các khoản tạm ứng, ví dụ như: mua nguyên vật liệu, mua văn phòng phẩm, chiêu đãi khách hàng, công tác phí,...

- Cuối cùng là ghi rõ ngày tháng thanh toán, hoàn trả số tiền đã tạm ứng trước đó.

5. Cách viết giấy đề nghị tạm ứng 

Một giấy đề nghị tạm ứng phải đáp ứng đủ các nội dung bên trên và đồng thời cũng phải được trình bày theo một trình tự rõ ràng, nhất định như ở hình dưới đây:

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200

6. Tổng hợp các mẫu giấy tạm ứng mới nhất 

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133

7. Những lưu ý trong khi lập giấy đề nghị tạm ứng 

Trách nhiệm của người xin tạm ứng phải đảm nhiệm:

  • Chịu trách nhiệm về số tiền mà mình đã tạm ứng. Người xin tạm ứng chỉ được sử dụng khoản tạm ứng cho các mục đích và nội dung liên quan đến công việc mà cấp trên đã phê chuẩn.
  • Nếu số tiền xin tạm ứng không sử dụng đến hoặc sử dụng không hết thì phải nộp lại vào quỹ. Nếu không nộp thì người xin tạm ứng sẽ bị trừ trực tiếp vào lương, nếu người xin tạm ứng chi quá số tiền đã nhận được thì DN sẽ có bổ sung lại sau.
  • Người xin tạm ứng tuyệt đối không được chuyển số tiền mà mình đã xin tạm ứng cho người khác sử dụng.
  • Khi đã hoàn thành công việc được giao, người xin tạm ứng có trách nhiệm lập bảng thanh toán tạm ứng đính kèm các chứng từ gốc để thanh toán toàn bộ (theo từng khoản, từng lần) của số tiền tạm ứng đã được nhận, đã dùng hoặc bị chênh lệch (nếu có)
  • Phải hoàn trả dứt điểm khoản tạm ứng của kỳ trước trước rồi mới xin tạm ứng cho kỳ sau.

Xem thêm:

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến giấy đề nghị tạm ứngGia Đình Kế Toán mang đến cho bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, chúc các bạn có sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. 

Tác giả Admin
Bài viết trước Giao khoán nhân công trong xây dựng không có hóa đơn

Giao khoán nhân công trong xây dựng không có hóa đơn

Bài viết tiếp theo

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo