Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp
Trong doanh nghiệp xây dựng sẽ có các khoản thiệt hại, vậy cách hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp như thế nào? Tham khảo ngay bài viết về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp dưới đây nhé
>>Xem thêm: Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu
1. Thiệt hại phá đi làm lại
a. Đặc điểm của khoản thiệt hại phá đi làm lại trong sản xuất xây lắp
- Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần công việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do chủ quan, khách quan, do lỗi của bên giao thầu (bên A) như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình; hoặc có thể do bên thi công (bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo
thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài. Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp. Giá trị thiệt hại về phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được. học kế toán online
Giá trị của khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện xây dựng khối lượng xây lắp bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức vì rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị thực tế của khối lượng phải phá đi làm lại.
Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi để làm lại mà chỉ cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất. học xuất nhập khẩu
Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:
+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.
+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
b. Phương pháp hạch toán
Tại thời điểm xác định giá thành công trình hoàn thành bàn giao, căn cứ vào giá trị của khoản thiệt hại do phá đi làm lại được xác định theo chi phí định mức, kế toán xử lý như sau:
- Giá trị phế liệu thu hồi, ghi giảm thiệt hại:
Nợ TK 111, 152
Có TK 154
- Đối với trường hợp thiệt hại do bên giao thầu (bên A) gây ra thì bên thi công không chịu trách nhiệm về phần thiệt hại và coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình, xác định giá vốn của công trình hoàn thành bàn giao tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 154 khóa học quản trị nhân sự tại tphcm
- Đối với giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra được ghi nhận vào chi phí bất thường:
Nợ TK 811
Có TK 154
- Đối với khoản thiệt hại được xác định do bên thi công gây ra được xử lý theo các bước như sau:
+ Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường:
Nợ TK 1388, 334
Có TK 154
+ Xác định phần thiệt hại tính vào chi phí bất thường:
Nợ TK 811 lập báo cáo kết quả kinh doanh
Có TK 154
+ Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1381)- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 154
2. Thiệt hại ngừng sản xuất
a. Đặc điểm khoản thiệt hại do ngừng sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.
Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên nhiên vật liệu, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất.
Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh.Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch. logistics học trường nào
b. Phương pháp hạch toán
- Trường hợp không trích trước chi phí:
Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 623, 627,
Nợ TK 133 (1331)
Có các TK liên quan
- Trường hợp có trích trước chi phí:
+ Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất:
Nợ TK 622, 623, 627, 642…
Có TK 335
+ Khi chi phí thực tế phát sinh:
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có các TK liên quan
+ Điều chỉnh chênh lệch:
* Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, tiến hành trích bổ sung chi phí:
Nợ TK 622, 623, 627, 642…(trích bổ sung theo số chênh lệch)
Có TK 335
* Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến hành hoàn nhập chi phí:
Nợ TK 335
Có TK 622, 623, 627, 642…(hoàn nhập theo số chênh lệch)
Giadinhketoan chúc bạn thành công
>>>Tham khảo ngay: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán