Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính như thế nào? Trong bài viết dưới đây, gia đình kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc hạch toán tài sản cố định thuê tài chính theo thông tư 133.
>Xem thêm: Thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định
Thủ tục thanh lý tài sản cố định
1.Tài sản cố định thuê tài chính là gì
Tài sản cố định thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
Tài sản cố định thuê tài chính phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau:
-Tại thời điểm thuê TSCĐ, tổng chi phí thuê TSCĐ phải chiếm tối thiểu 60% giá trị của TSCĐ thuê tài chính.
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê
-Trong hợp đồng, cho phép bên thuê được lựa chọn mua tài sản cố định đã thuê với mức giá tính thấp hơn giá trị hợp lí vào cuối thời hạn thuê.
-Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu mẫu giấy ủy quyền nhận tiền
2.Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
a.Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính)
Có các TK 111, 112
b.Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính
Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112
Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi: surrender bill và seaway bill
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112.
d. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
Có các TK 111, 112.
e. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 2112- TSCĐ thuê tài chính
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước, hoặc
Có các TK 111, 112 (chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).
f. Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:
Nếu thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
g Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 2111 – TSCĐ hữu hình
Có TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá)
Có các TK 111, 112 (số tiền phải trả thêm).
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.
h. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính.
Giadinhketoan.com chúc bạn thành công
>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo
Bên cạnh các bài viết chuyên sâu về kế toán, chúng tôi cũng sẽ gửi tới bạn các bài viết review học xuất nhập khẩu ở hà nội, tphcm, về các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu