Tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử
Sử dụng hóa đơn điện tử đối mỗi Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh không còn là những khái niệm mới mẻ. Tuy nhiên để lựa chọn cho doanh nghiệp một nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín, đảm bảo về chất lượng không hề đơn giản. Cùng Gia đình kế toán tham khảo bài viết dưới đây:
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Điều kiện để tổ chức được phép cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử
Theo Điều 23 Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119 về hoá đơn điện tử thì Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Về chủ thể:
Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau. học kế toán tổng hợp online
2. Về tài chính:
Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
3. Về nhân sự:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Về kỹ thuật:
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. học xuất nhập khẩu online miễn phí
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
- Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
II. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tối ưu hiện nay
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện lựa chọn nhà cung cấp cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/ND-CP quy định thì các nhà cung cấp còn cần đạt được những đặc điểm quan trọng sau:
- Kiến trúc sử dụng: Đa tầng (user client, database và server)
- Đáp ứng số lượng người dùng, nhiều user cùng một lúc (có nhiều tài khoản user)
- Giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng
- Cơ sở vật chất hệ thống thiết bị có thể sử dụng trên bất kỳ máy tính nào (sử dụng trên mọi trình duyệt internet) nguồn nhân lực là gì
- Chia sẻ thông tin nhanh chóng tiện lợi, có thể xem lại dữ liệu cũ ở bất cứ đâu
- Không gian lưu trữ trên server, không lo mất dữ liệu, không lo bị đầy bộ nhớ
- Nâng cấp phiên bản nhanh chóng tối ưu
- Cấu trúc bảo mật phức tạp, an toàn tuyệt đối.
Dưới đây là danh sách một số nhà cung cấp hoá đơn điện tử được nhà nước cấp phép
STT | Tên nhà cung cấp |
1 | S – Invoice (Viettel) |
2 | Easy-invoice |
3 | BKAV |
4 | VNPT |
5 | EVAT |
6 | PTP-Invoice |
7 | M-Invoice |
8 | EFY Việt Nam |
9 | MISA |
10 | VN-Invoice |
Mong rằng bài viết này sẽ giúp Quý Doanh nghiệp lựa chọn cho mình được nhà cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử phù hợp và tốt nhất.
Các bạn có thể xem thêm bài viết về Quy định các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Gia đình kế toán chúc các bạn thành công!