Quy định mức xử phạt nộp chậm Báo cáo tài chính năm 2018

Tác giả 18/07/2024 14 phút đọc

Đối với một doanh nghiêp, báo cáo tài chính như bộ mặt tài chính của doanh nghiệp làm căn cứ để thực hiện mọi hoạt động trong duy trì và phát triển doanh nghiệp. Qua bài viết này, cùng gia đình kế toán tìm hiểu về tầm quan trọng của báo cáo tài chính và các mức xử phạt nếu có những sai phạm liên quan đến Báo cáo tài chính nhé!

>>> Xem thêm: Công việc của kế toán tiền lương

>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu

1. Khái niệm về báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính là loại hình báo cáo phục vụ cho toàn bộ mọi đối tượng quan tâm đến tình hình của doanh nghiệp. Báo cáo thể hiện đầy đủ các hoạt động, tình hình về tài chính của doanh nghiệp. Các kế toán là người hoàn chỉnh báo cáo tài chính và chuyển tới các cơ quan có liên quan để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm 4 phần:

+ Bảng báo cáo cân đối kế toán: Là bảng thể hiện sự cân bằng của các đối tượng kinh tế bao gồm tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) và nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu). khóa học kế toán tổng hợp  

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là hình thức thể hiện lãi lỗ của doanh nghiệp. Phần đánh giá bao gồm lợi nhuận, doanh thu và chi phí.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo về những sự vận động của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Ở loại báo cáo này, chỉ áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp lớn.

+ Thuyết minh về báo cáo tài chính : Đây được coi là một bản báo cáo phụ đề thực hiện nhằm giải thích các chỉ tiêu cho báo cáo tài chính trên.

báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là văn bản cuối cùng tổng kết lại 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo tài chính cuối năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. học kế toán ở đâu tốt nhất  

Vai trò của Báo cáo tài chính là dùng để đánh giá tình hình tài chính của một công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối cùng của họ. học kế toán tổng hợp  

Các báo cáo thể hiện chi tiết về các phương pháp phân tích báo cáo tài chính đơn giản nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng hiểu được các con số và các chỉ số tài chính đơn giản, và có thể sử dụng những kiến thức đó để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích.

2. Mức xử phạt đối với sai phạm về Báo cáo tài chính 

Căn cứ theo điều 10 nghị định 105/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2013 quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính, quy định về các mức phạt như sau: 

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Học kế toán ở đâu tốt tphcm   

- Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

- Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;

- Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;

- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động;

- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:   

- Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

- Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

- Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

- Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

- Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

- Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.

c) Hình thức xử phạt bổ sung:   

- Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định tại mục b trừ khoản mục đầu tiên;

b) Tịch thu báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại mục b trừ khoản mục liên quan đến nộp báo cáo.

Trước khi nghị định 105/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì phạt chậm nộp báo cáo tài chính theo quy định tại: Khoản 6 Điều 1 Nghị định 39/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. 

báo cáo tài chính

 

Trên đây là mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm về báo cáo tài chính, các kế toán lưu ý để không chịu các khoản phí không đáng nhé!

Chúc các kế toán thành công!

Bài viết tham khảo: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán thực hành

Tác giả Admin
Bài viết trước Quy định mức phạt chậm nộp thuế tính theo tỉ lệ mới

Quy định mức phạt chậm nộp thuế tính theo tỉ lệ mới

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo