Quy định các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Tác giả 17/07/2024 9 phút đọc

Chính phủ mới ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2018. Theo đó những hóa đơn như thế nào được gọi là hóa đơn điện tử các bạn theo dõi dưới bài viết dưới đây:

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Áp dụng đối với: 

  • Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa cung cấp dịch vụ
  • Các tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng hóa đơn Khóa học kế toán cho người mới bắt đầu 

Quy định các loại hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn sau đây:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Hóa đơn giá trị gia tăng

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. khóa học kế toán thực hành 

Hóa đơn bán hàng

3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);

d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;

đ) Tổng số tiền thanh toán; học kế toán ở đâu tốt nhất 

e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;

g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này

4. Hóa đơn điện tử trên phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

Trên đây là chi tiết quy định các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định mới nhất của Chính phủ, các bạn theo dõi để phân biệt được đâu là hóa đơn điện tử hợp quy định và những hóa đơn nào không đúng để biết cách xử lý. 

khoa hoc xuat nhap khau

Tác giả Admin
Bài viết trước Quản lý công nợ khách hàng thế nào cho hiệu quả

Quản lý công nợ khách hàng thế nào cho hiệu quả

Bài viết tiếp theo

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo