Phương pháp tính thuế GTGT mới nhất
Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) tuy nhiên không phải ai cũng biết các phương pháp tính thuế GTGT này áp dụng cho những đối tượng nào. Trong bài viết dưới đây, Gia Đình Kế Toán sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu hơn về phương pháp tính thuế GTGT.
Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đó là:
- Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính trực tiếp
Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán và kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
1. Phương Pháp Khấu Trừ Thuế Giá Trị Gia Tăng
Doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình hoạt động, sản xuất vì vậy mà phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đó là khoản thuế GTGT doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp. Khi doanh nghiệp dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa bán cho người tiêu dùng thì khoản thuế giá trị gia tăng nằm trong giá bán mà người tiêu dùng trả đó chính là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Tham khảo video: Phương pháp tính thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ rất chi tiết
Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Thuế VAT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán rag hi trên hóa đơn GTGT
Chú ý: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định bởi Nhà nước thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn
Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất được quy định thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất GTGT quy định tại các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Ví dụ: Doanh nghiệp A bán sắt chưa có thuế GTGT đối với sắt N5 là 10.000.000 đồng/tấn, thuế GTGT 10% bằng 1.000.000 đồng/tấn, nhưng khi bán doanh nghiệp ghi giá trên hóa đơn là 11.000.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng 11.000.000 đồng/tấn x 10% = 1.100.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 10.000.000 đồng/tấn
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu
Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi trên giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được tính như sau:
Gía tính thuế GTGT = (Gía thanh toán : (1+ Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ)) x Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:Ví dụ: Trong kỳ, công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:
(110 triệu / 1 + 10% ) x 10% = 10 triệu đồng
Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
Bài viết được quan tâm: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán
2. Phương Pháp Tính Trực Tiếp Trên Giá Trị Gia Tăng
Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý: Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT
Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu
Tham khảo thêm những kiến thức về thuế gia trị gia tăng lại bài viết: Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết