Mẫu số 03-VT: Phiếu Nhập Kho Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh Mới Nhất
Đối với hộ kinh doanh, phiếu nhập kho là công cụ để quản lý chi phí và hàng tồn kho, giúp họ theo dõi và kiểm soát số lượng hàng hóa được nhập vào kho của mình. Dưới đây là Mẫu số 03 – VT: Phiếu nhập kho cho Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh mới nhất do Gia đình Kế toán cung cấp
I. Phiếu nhập kho là gì?
Phiếu nhập kho là một loại chứng từ quan trọng trong quy trình nhập hàng và quản lý kho của hộ kinh doanh. Đây là cơ sở để hộ kinh doanh, cửa hàng có thể xác định được chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa hay tài sản cố định trong kho, từ đó làm căn cứ để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Khi hàng hóa, vật liệu sản xuất hoặc thiết bị được đưa vào kho, thủ kho sẽ xác nhận và báo cáo với kế toán kho. Kế toán sau đó sẽ nhập thông tin hàng hóa vào hệ thống để theo dõi và giám sát. Việc lập phiếu nhập kho có thể do các bộ phận kho hoặc quản lý thực hiện, tùy thuộc vào tổ chức và quy định của từng hộ kinh doanh.
Phiếu nhập kho thường được lập thành ba liên:
Liên 1: Lưu tại phòng ban lập phiếu.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán.
Liên 3: Giao cho người nhận hàng.
II. Mẫu số 03-VT: Phiếu Nhập Kho Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh Mới Nhất
PHIẾU NHẬP KHO
(Mẫu số 03- VT)
>>> Tải mẫu về: Tại đây
1. Mục đích:
Nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ nhập kho và ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, địa điểm nhập kho.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).
Cột 2: Ghi số lượng thực nhập vào kho.
Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.
Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu nhập kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người giao hàng.
Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.
>>> Tham khảo: Review Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TP.HCM
III. Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho
Bước 1: Người yêu cầu nhập kho thông báo cho kế toán
Bước 2: Kế toán lập phiếu nhập kho
Bước 3: Thủ kho nhận phiếu nhập kho từ kế toán và cho hàng nhập kho
Bước 4: Người giao hàng ký phiếu nhập kho và giao hàng
Bước 5: Thủ kho nhận lại phiếu nhập kho để ghi thẻ kho
Bước 6: Kế toán ghi thẻ kho vào sổ kế toán
Việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ kho là một hoạt động được diễn ra thường xuyên ở các hộ kinh doanh. Vậy nên nắm được thông tin, cách thức và thủ tục làm phiếu xuất kho sẽ khiến hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, chính xác và thuận lợi.
>>> Tham khảo: Khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể của trung tâm Lê Ánh
Lợi ích khi tham gia khóa học:
- Hiểu sâu hơn về công việc của một kế toán hộ kinh doanh cá thể
- Thành thạo mọi nghiệp vụ hạch toán chi tiết các tài khoản kế toán hộ kinh doanh cá thể
- Thành thạo định mức tính giá thành sản xuất – quy trình hạch toán thương mại
- Tự mình hoàn thiện sổ sách nhanh và chính xác nhất cho hộ kinh doanh
- Hoàn tất mọi báo cáo liên quan – va chạm tình huống thực tế
- Tự tin quản lý vận hành tốt hoạt động kinh doanh
- Hiểu rõ hồ sơ sổ sách tiếp nhận bàn giao công việc với kế toán hộ kinh doanh
- Đúc kết những kỹ năng & kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành khoá học thực tế
- Được các chuyên gia giỏi trực tiếp hướng dẫn đến khi thành thạo; tư vấn trọn đời 24/7 trong và sau khóa học; được kết nối tuyển dụng và hướng dẫn viết CV xin việc