Mẫu Phiếu Chi (Mẫu số 02-TT) Mới Nhất Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 19/07/2024 10 phút đọc

Mẫu phiếu chi là một trong những chứng từ kế toán quan trọng với các hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp và là loại giấy tờ không thể thiếu trong nghiệp vụ kế toán, cùng với các mẫu phiếu thu, mẫu phiếu nhập kho, mẫu phiếu xuất kho…

Trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị, khi phải chi tiền ra để giải quyết một công việc nào đó thì sẽ cần sử dụng phiếu chi. Đây là một trong những mẫu phiếu được sử dụng thường xuyên nhất trong công việc thường ngày của nhân viên kế toán và cũng là chứng từ kế toán tiền mặt hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Bài viết dưới đây Gia đình Kế toán sẽ chia sẻ Mẫu Phiếu Chi (Mẫu số 02-TT) Mới Nhất Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh các bạn cùng tham khảo nhé!

I. Phiếu chi là gì?

Phiếu chi là biểu mẫu để nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán. Nói cách khác Phiếu chi là chứng từ kế toán tiền mặt được kế toán lập khi doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ chi bằng tiền mặt và mọi khoản tiền mặt xuất quỹ đều phải có phiếu chi.

Phiếu chi thường được sử dụng trong một số trường hợp dưới đây:
- Phiếu chi tiền mua nguyên vật liệu, dịch vụ, hàng hoá cho nhà cung cấp.
- Phiếu chi xuất tiền mặt gửi ngân hàng
- Phiếu chi xuất quỹ tiền mặt để trả tiền vay ngắn hạn hoặc dài hạn

II. Mẫu Phiếu Chi (Mẫu số 02-TT) Mới Nhất Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh

PHIẾU CHI
(Mẫu số 02 - TT)

image-8
Tải mẫu về: Tại đây

1. Mục đích: 

Nhằm xác định các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt xuất quỹ đều phải có phiếu chi.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Phiếu chi phải đóng thành quyển (trừ trường hợp công tác kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện trên phương tiện điện tử). Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu và ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam.

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần) và chỉ sau khi có chữ ký (ký theo từng liên) của người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và dùng để ghi sổ quỹ tiền mặt. Liên 2 giao cho người nhận tiền.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ quỹ hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.

>>> Tham khảo: TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay

III. Những lưu ý khi sử dụng mẫu phiếu thu

Việc lập phiếu chi là việc diễn ra thường xuyên và phổ biến ở các đơn vị, doanh nghiệp, là một nghiệp vụ quen thuộc đối với thủ quỹ, kế toán. Tuy nhiên, đối với những bạn kế toán mới ra trường, chưa làm quen với công việc thực tế thì sẽ gặp một chút lúng túng. Dưới đây là một số lưu ý khi làm phiếu chi mà các bạn cần lưu tâm như:

- Dùng quyển sổ Phiếu chi nào thì dùng quyển đó cho đến khi hết các tờ phiếu chi. Đặc biệt không viết tùy hứng mỗi lần xuất tiền ở mỗi quyển phiếu chi khác nhau. Như vậy sẽ rất khó trong việc quản lý, giám sát và ghi nhận trong sổ kế toán.

- Khi lập phiếu chi, thủ quỹ cần phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu; tên và địa chỉ Hộ, cá nhân kinh doanh; họ và tên người nhận tiền; nội dung chi tiền; địa chỉ người chi tiền; lý do chi tiền là gì. Càng ghi rõ ràng, cụ thể càng mang lại hiệu quả cao cho phiếu chi.

- Mẫu phiếu chi chỉ có giá trị pháp lý khi được ký nhận, đóng dấu của hai bên và lưu ý chứng từ gốc đính kèm.

- Chú ý tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Nếu khi tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch, tức là chênh lệch không được vượt quá 3% thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân.

- Đồng tiền Việt Nam được xem là đơn vị tiền tệ chính được sử dụng trong kế toán và được ký hiệu là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Nhiều lúc kế toán quên ghi đơn vị tiền tệ và điều đó gây ảnh hưởng đến chứng từ, bộ phận liên quan và đôi khi là lợi ích của doanh nghiệp.

- Nếu đơn vị kế toán phát sinh chủ yếu giao dịch bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ giao dịch trong kế toán.

Như vậy Gia đình Kế toán đã chia sẻ chi tiết cho các bạn về Mẫu Phiếu Chi (Mẫu 002-TT) Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh mới nhất và một số lưu ý thường gặp phải trong bài viết này. Với lượng thông tin như trên các bạn đã có thể lập phiếu thu chính xác và chuẩn theo đúng Thông tư mà hộ kinh doanh, đơn vị bạn đang áp dụng.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn hiểu sâu, hiểu rõ hơn về công việc của kế toán cho hộ kinh doanh cũng như tự mình hoàn thiện sổ sách một cách nhanh, chính xác nhất, bạn có thể tham khảo khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể của trung tâm Lê Ánh để có thể tự tin quản lý vận hành tốt các hoạt động kinh doanh trong hộ kinh doanh của mình.

Tham khảo: Khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể
 

 

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước Mẫu Phiếu Thu (Mẫu 01-TT) Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh Mới Nhất

Mẫu Phiếu Thu (Mẫu 01-TT) Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo