Kế toán khấu hao tài sản cố định
Khấu hao là tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của TSCĐ trong thời gian phục vụ của nó. Khấu hao TSCĐ nhằm tạo ta nguồn vốn cho việc mua sắm và tái tạo lại TSCĐ. Vậy tính mức khấu hao TSCĐ như thế nào? Các tài khoản sử dụng khi làm kế toán khấu hao TSCĐ là gì? Gia đình kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc một số thông tin về kế toán khấu hao TSCĐ.
>>Xem thêm: Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
1. Tính mức khấu hao TSCĐ
Có 2 cách tính phổ biến về mức khấu hao TSCĐ đó là khấu hao bình quân và khấu hao theo đường thẳng.
Mức khấu hao TSCĐ được tính bằng nguyên giá tài sản- giá trị thu hồi ước tính)/số năm sử dụng ước tính của tài sản
Mức khấu hao TSCĐ được tính theo tháng và năm như sau:
Mức khấu hao năm= nguyên giá x tỷ lệ khấu hao
Mức khấu hao tháng= mức khấu hao năm/12 tháng
Mức khấu hao phải trích cho từng bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp được tính như sau:
Mức khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng = Mức khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước + Mức khấu hao TSCĐ tăng thêm trong tháng – Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng.
2.Kế toán khấu hao tài sản cố định
2.1 Tài khoản sử dụng
a.TK 214- Hao mòn TSCĐ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Bên Nợ: Gía trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm TSCĐ
Bên Có: Gía trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao
Dư Có: Gía trị hao mòn TSCĐ hiện có
TK này có các tài khoản cấp 2:
-TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
-TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
-TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
b.TK 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng
Bên Có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm
Dư Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có học kế toán ở đâu tốt
c.TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: phản ánh chi phí khấu hao cơ bản của các TSCĐ là máy móc thiết bị, nhà xưởng và các TSCĐ khác sử dụng ở phân xưởng sản xuất
d.TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh: phản ánh chi phí khấu hao của TSCĐ dùng chung cho quản lý doanh nghiệp và các bô phận khác.
2.2 Trình tự kế toán trích khấu hao
Định kì khi trích khấu hao kế toán phản ánh 2 bút toán Defered L/C
Bút toán 1: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và tăng giá trị hao mòn TSCĐ:
Nợ TK 154: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất ở phân xưởng
Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ khác dùng chung toàn doanh nghiệp
Có TK 214: Mức khấu hao TSCĐ phải trích
Bút toán 2: Phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản:
Nợ TK 009: Số vốn khấu hao đã trích
>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo