Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa

Tác giả 19/07/2024 64 phút đọc

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa về chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho và áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho

Xem thêm: Kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước 

Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu 

Kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước

Quy trình kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước từ chứng từ sổ sách, tài khoản kế toán đến phương pháp hạch toán

1. Chứng từ, sổ sách sử dụng

a. Chứng từ

- Hóa đơn GTGT: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hóa đơn bán hàng thông thường: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Bảng kê thanh toán hàng đại lý ký gửi.

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa.

- Phiếu xuất kho.

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa. học kế toán cho người mới bắt đầu 

- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Uỷ nhiệm thu, giấy báo Nợ,…

b. Sổ sách sử dụng

- Sổ chi tiết bán hàng

- Sổ chi tiết thanh toán với người mua.

2. Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

+ Công dụng: dùng để theo dõi, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ cùng các khoản giảm trừ doanh thu.

+ Kết cấu tài khoản: Học kế toán doanh nghiệp ở đâu 

Ghi bên NỢ:

Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT) ( trường hợp không tách được ngay thuế gián thu phải nộp.

- Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.

- Cuổi kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh 

Ghi bên CÓ: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội 

+ Tài khoản cấp 2:

TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”

TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”

TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

TK 5114 “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”

TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”

TK 5118 “Doanh thu khác”

- Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”

+ Công dụng: dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

+ Kết cấu tài khoản:

Ghi bên NỢ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

- Số giảm giá hàng bán doanh nghiệp đã chấp thuận cho người mua hàng.

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại

Ghi bên CÓ: - Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần

+ Tài khoản cấp 2:

TK 5211 “Chiết khấu thương mại”

TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”

TK 5213 “giảm giá hàng bán”

- Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”

+ Công dụng: dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán trong kỳ. khóa học quản trị nhân sự 

+ Kết cấu tài khoản:

Ghi bên NỢ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung vượt mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán.

- Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ.

- Số đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Năm nay > Năm trước)

- Số khấu hao bất động sản đầu tư, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư.

Ghi bên CÓ: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Năm nay < Năm trước)

- Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”

+ Công dụng: phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm.

+ Kết cấu: dịch vụ logistics 

Ghi bên NỢ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào ngân sách nhà nước

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại

Ghi bên CÓ: lop hoc ke toan 

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp.

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Số dư cuối kỳ bên nợ: (Nếu có) Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp hoặc số thuế đã nộp được xét miễn giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Số dư cuối kỳ bên có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách nhà nước

* Tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: có 2 tài khoản cấp 3

+ Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”

+ Tài khoản 33312 “Thuế GTGT đầu vào”

- Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”

- Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu”

- Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”

- Tài khoản 3335 “Thuế thu nhập cá nhân”

- Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên”

- Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”

- Tài khoản 3338 “Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác : có tài khoản cấp 3

+ Tài khoản 33381 “Thuế bảo vệ môi trường”

+ Tài khoản 33381 “ Các loại thuế khác”

- Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác”

3. Phương pháp hạch toán

Dưới đây là hai phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai hàng tồn kho theo phương pháp thường xuyên và theo phương pháp định kỳ

3.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho

(1) Trường hợp bán buôn hàng hóa

(1.1) Bán buôn qua kho

* Khi xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho khách hàng

- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

+ Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu:

Nợ 111, 112, 131,…; Tổng giá thanh toán

Có 511: Gía bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản thuế phải nộp Nhà nước

+ Nếu không tách được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán

Có 511: Tổng giá thanh toán

Định kỳ, xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho

Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho

- Trường hợp hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính giá riêng:

Phương pháp khấu trừ:

Nợ 111, 112, 131,…: Trị giá thanh toán

Có 1532: Trị giá bao bì chưa thuế

Có 3331: Thuế GTGT đầu ra

Phương pháp trực tiếp:

Nợ 111, 112, 131,…: Trị giá thanh toán

Có 1532: Trị giá thanh toán

* Xuất kho hàng hóa gửi đi bán (Số hàng hóa này chưa xác định là tiêu thụ)

- Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hàng bán:

Nợ 157: Trị giá hàng hóa xuất kho

Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho

- Trường hợp hàng hóa gửi bán có bao bì đi kèm, kế toán phản ánh giá trị bao bì, ghi

Nợ 1388: Trị giá bao bì xuất kho

Có 1532: Trị giá bao bì xuất kho

- Chi phí phát sinh trong quá trình gửi bán:

Phương pháp khấu trừ:

Nợ 641: Chi phí gửi bán chưa thuế

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331, 141, …: Tổng giá thanh toán

Phương pháp trực tiếp:

Nợ 641: Chi phí gửi bán có thuế

Có 111, 112, 331, 141,…: Tổng giá thanh toán

+ Trường hợp người mua chịu, doanh nghiệp trả hộ:

Nợ 1388: Phải thu khác

Có 111, 112, …: Phải trả khác

- Khi hàng hóa gửi bán được xác định là đã bán:

+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ 632: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)

Có 157: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)

+ Trường hợp lô hàng gửi bán đã bán được có bao bì đi kèm tính giá riêng:

Phương pháp khấu trừ:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán

Có 1388: Trị giá bao bì chưa thuế

Có 3331: Thuế GTGT đầu ra

Phương pháp trực tiếp:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán

Có 1388: Trị giá bao bì có thuế

(1.2) Bán buôn vận chuyển thẳng

* Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba: Khi doanh nghiệp giao hàng hóa cho khách hàng thì hàng hóa này cũng được xác định là đã bán, kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng và các chứng từ thanh toán:

- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá bán có thuế

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán (căn cứ vào hóa đơn mua hàng GTGT)

Phương pháp khấu trừ:

Nợ 632: Tổng giá mua chưa thuế

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế

Phương pháp trực tiếp:

Nợ 632: Tổng giá mua có thuế

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế

* Bán buôn vận chuyển theo hình thức gửi hàng:

Phương pháp khấu trừ:

Nợ 157: Tổng giá mua chưa thuế

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế

Phương pháp trực tiếp:

Nợ 157: Tổng giá mua có thuế

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế

- Khi hàng gửi bán xác định là đã bán:

+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá bán có thuế

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng gửi bán xác định tiêu thụ, ghi:

Nợ 632: Trị giá vốn hàng bán

Có 157: Trị giá vốn hàng bán

(2) Trường hợp bán lẻ hàng hóa

- Phản ánh doanh thu bán hàng:

+ Số tiền nhân viên bán hàng nộp phù hợp với doanh thu ghi trên bảng kê:

Nợ 111, 112,…: Tổng giá bán có thuế

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Số tiền nhân viên nộp nhỏ hơn doanh thu ghi trên bảng kê, thì nhân viên bán hàng phải bồi thường:

Nợ 111, 112: Tổng số tiền thực nhập

Nợ 1388, 334: Số tiền thiếu

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Số tiền nhân viên nộp lớn hơn doanh thu ghi trên bảng kê:

Nợ 111, 112: Tổng số tiền thực nhập

Có 511: Tổng giá bán chưa thuế

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có 3388: Số tiền thừa

Xử lý số tiền thừa: báo cáo tài chính nội bộ 

Số tiền thừa, doanh nghiệp chi tiền trả lại cho khách hàng:

Nợ 3388: Số tiền thừa

Có 111, 112: Số tiền thừa

Không xác định được nguyên nhân, số tiền thừa tính vào thu nhập khác:

Nợ 3388: Số tiền thừa

Có 711: Số tiền thừa tính vào thu nhập khác

Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho

Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho

(3) Trường hợp hàng gửi đại lý

(3.1) Trường hợp doanh nghiệp làm chủ hàng giao cho đại lý

(3.1.1.) Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa gửi đại lý hoặc chuyển đến cho khách hàng, căn cứ vào Phiếu xuất kho:

Nợ 157: Gía vôn hàng gửi bán

Có 1561: Gía trị thực tế hàng hóa xuất kho

(3.1.2.) Khi đại lý thông báo đã bán được hàng, căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của thành phẩm đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT và giá vốn hàng gửi bán đã bán được. Đối với hàng gửi đại lý khi xác định là tiêu thụ thì trong doanh nghiệp phải trả cho đại lý một khoản tiền hoa hồng. Khoản hoa hồng phải trả cho đại lý được coi là một khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp. fca incoterm 

a. Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ 111, 112,131(đại lý): Tổng giá bán có thuế

Có 511: giá bán chưa thuế GTGT

Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

b. Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng bán

Nợ 632: Gía vốn hàng bán

Có 157: Gía vốn hàng bán gửi đã bán được

c. Phản ánh hoa hồng phải trả cho đại lý:

Nợ 641: Hoa hồng đại lý chưa có thuế

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 131, 111, 112: Hoa hồng có thuế

(3.1.3) Khi đại lý, khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:

Nợ 111, 112: Số tiền nhân được

Có 131: Phải thu khách hàng

(3.1.4) Các trường hợp phát sinh về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán, xác định doanh thu thuần, kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tương tự bán hàng theo phương thức trực tiếp.

(3.1.5) Trường hợp hàng gửi bán không bán được bị từ chối trả lại doanh nghiệp nhập lại kho:

Nợ 1561: Gía vốn hàng gửi bán nhập kho

Có 157: Gía vốn hàng gửi bán nhập kho

(3.2) Trường hợp doanh nghiệp nhận làm đại lý cho chủ hàng bán đúng giá hưởng hoa hồng

(3.2.1.) Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

(3.2.2.) Khi doanh nghiệp bán được hàng: căn cứ hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng với các chứng từ liên quan kế toán phản ánh số tiền phải trả cho bên giao hàng, ghi:

Nợ 111, 112, 131 (Khách hàng): Số tiền đã thu hoặc phải thu khách hàng

Có 331 (chủ hàng): Phải trả cho chủ hàng

- Phản ánh khoản hoa hồng được hưởng:

Nợ 331, 111, 112: Hoa hồng có thuế

Có 5113: Hoa hồng chưa thuế

Có 3331: Thuế GTGT đầu ra

- Khi thanh toán tiền cho chủ hàng:

Nợ 331: Phải trả cho chủ hàng

Có 111, 112: Số tiền chi trả cho chủ hàng

(4) Trường hợp bán hàng khác

(4.1) Bán hàng trả chậm, trả góp

(4.1.1.) Khi xuất hàng hóa giao cho khách hàng theo phương thức bán trả chậm, trả góp:

- Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế:

Nợ 111, 112: Số tiền thu ngay tại thời điểm bán

Nợ 131: Số tiền còn phải thu khách hàng

Có 511: Doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa thuế

Có 3331(1,2): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có 3387: Lãi trả chậm (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).

- Đồng thời, phản ánh giá vốn:

Nợ 632: Gía vốn hàng bán

Có 1561: Gía xuất kho của hàng hóa

(4.1.2) Khi thực thu được tiền của khách hà

Có 131: Gía mua có thuế (Gía thanh toán)

- Thanh toán chênh lệch (nếu có):

+ Trường hợp giá trị hàng hóa đem đi trao đổi > giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ,… nhận về, thì số chênh lệch doanh nghiệp thu thêm tiền của đơn vị trao đổi:

Nợ 111, 112: Số tiền chênh lệch

Có 131: Số tiền chênh lệch

+ Trường hợp giá trị hàng hóa đem đi trao đổi < giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ,… nhận về, thì số chênh lệch doanh nghiệp trả thêm tiền thanh toán cho đơn vị trao đổi:

Nợ 131: Số tiền chênh lệch

Có 111, 112: Số tiền chênh lệch

(4.3) Phương pháp hạch toán bán hàng dành cho khách hàng truyền thông

- Khi bán sản phẩm cho khách hàng truyền thông, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng:

Nợ 111, 112, 131:

Có 511: Doanh thu bán hàng – Doanh thu chưa thực hiện

Có 3387: DT chưa thực hiện

Có 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Khi hết thời gian quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ 3387: DT chưa thực hiện

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:

+ Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp dịch vụ, hàng hóa miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng:

Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Trường hợp bên thứ 3 là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:

Trường hợp DN đóng vai trò là đại lý cho bên thứ 3:

Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Phần chênh lệch giữa DT chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như DT hoa hồng đại lý)

Có 111, 112: Số tiền thanh toán cho bên thứ ba

Trường hợp DN không đóng vai trò đại lý cho bên thứ 3:

Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng:

Nợ 632: giá vốn hàng bán

Có 111, 112, 331:

(4.4) Hàng hóa dùng để trả lương, thưởng cho người lao động

- Phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ 334: Gía thanh toán

Có 511: Doanh thu chưa thực hiện

Có 3335: Thuế TNDN (nếu có)

Có 333: Thuế GTGT đầu ra

- Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng hóa bán ra:

Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho

Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho

(4.5) Hàng hóa tiêu dùng nội bộ

Nợ 641, 642, 241, 211:

Có 1561: Hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ

(4.6) Khi xuất hàng hóa biếu tặng, quảng cáo

- Trường hợp xuất sản phẩm để biếu tặng, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo điều kiện khác:

Nợ 641: Tính vào chi phí bán hàng theo giá vốn hàng bán

Có 156: Hàng hóa (giá vốn)

- Trường hợp xuất hàng kèm theo điều kiện:

+ Ghi nhận giá trị hàng khuyến mãi vào giá vốn hàng bán:

Nợ 632: giá vốn hàng hóa

Có 156: giá vốn hàng hóa

+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mãi:

Nợ 111, 112,131:

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 333: Thuế GTGT phải nộp

- Trường hợp biếu tặng cho công nhân viên chức bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:

+ Phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ 353: Gía thanh toán

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ Đồng thời phản ánh giá vốn:

Nợ 632: giá vốn hàng hóa

Có 156: giá vốn hàng hóa

(5) Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại vào TK 511 để xác định doanh thu thuần:

Nợ 511: Ghi giảm doanh thu bán hàng

Có 5211: Chiết khấu thương mại

Có 5212: Hàng bán trả lại

Có 5213: Giảm giá hàng bán

(6) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911:

Nợ 511: Doanh thu bán hàng thuần

Có 911: Doanh thu bán hàng thuần

(7) Cuối kỳ, phân bổ chi phí thu mua:

Nợ 632: Chi phí thu mua

Có 1562: Chi phí thu mua

(8) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911:

Nợ 911: Gía vốn hàng bán

Có 632: giá vốn hàng hóa

3.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho

(1) Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thực tế hàng hóa tồn kho, tồn quầy, đang đi đường, gửi bán đầu kỳ:

Nợ 611: Trị giá hàng hóa tồn kho

Có 156: Trị giá hàng hóa xuất kho

Có 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường

Có 157: Trị giá hàng hóa gửi bán

(2) Trong kỳ, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ:

- Phương pháp khấu trừ:

Nợ 611: Trị giá hàng hóa mua chưa thuế

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán

- Phương pháp trực tiếp:

Nợ 611: Trị giá hàng hóa mua có thuế

Có 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán

Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại:

- Phương pháp khấu trừ:

Nợ 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Có 611: Ghi giảm giá trị hàng hóa theo giá chưa thuế

Có 133: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ tương ứng

- Phương pháp trực tiếp:

Nợ 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Có 611: Tổng giá thanh toán

(3) Cuối kỳ, kiểm kê hàng hóa, kết chuyển:

Nợ 156: Trị giá hàng hóa xuất kho

Nợ 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường

Nợ 157: Trị giá hàng hóa gửi bán

Có 611: Trị giá hàng hóa tồn kho

(4) Cuối kỳ, kế toán xác định giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ:

Nợ 632: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

Có 611: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh 

Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!

>>>>>Bài viết xem nhiều: Chiêu trò lừa đảo ở các trung tâm kế toán 

Tác giả Admin
Bài viết trước Kế toán Lê Ánh có tốt không

Kế toán Lê Ánh có tốt không

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo