Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập bị sai sót như thế nào?
Khi hóa đơn điện tử phát hiện sai sót thì xử lý như thế nào? Có khác so với hóa đơn giấy hay không. Trong bài viết dưới đây gia đình kế toán sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập trong 2 trường hợp cụ thể
Có thể bạn quan tâm : Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo
Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
TH1: Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót
Trường hợp này kế toán sẽ xử lý theo quy trình như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng KHÔNG sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. khóa học kế toán thực hành tại hà nội
Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP).
b) Trường hợp có sai về:
- Mã số thuế
- Số tiền ghi trên hóa đơn
- Sai về thuế suất
- Tiền thuế kế toán nhà hàng khách sạn
- Hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng
⇒ Thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. học logistics chuyên sâu
Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16: Lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế Thông tư 119/2018/NĐ-CP. mẫu 08 thông tư 95
TH2: Sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
- Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo
Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót.
- Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy hóa đơn (nếu có).
- Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
- Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán.
Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Mong rằng với những hướng dẫn trên đây của gia đình kế toán sẽ giúp các bạn không lúng túng khi xử lý hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập bị sai sót
Xem thêm bài viết liên quan:
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như thế nào?
- Đối tượng được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh
Để có được kiến thức và kinh nghiệm kế toán các bạn nên tham khảo thêm các khoá học kế toán thực hành