Cách Tính Trợ Cấp Thôi Việc Theo Quy Định Mới Nhất

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 19/07/2024 15 phút đọc

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền người lao động được nhận khi thôi việc nhưng cần đủ điều kiện. Vậy cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào và quy định về trợ cấp thôi việc ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để rõ hơn về cách tính trợ cấp thôi việc

>>Tham khảo: Review Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TPHCM

1.Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc nếu làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các điều sau:

-Hoàn thành công việc theo hợp đồng

-Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

-Hết hạn hợp đồng trừ trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động

-Người lao động chết, mất tích hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

-Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo, không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án

-Người sử dụng lao động không phải cá nhân hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật hay người được ủy quyền của người đại diện

-Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất

tính trợ cấp thôi việc

 

Người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc 

Trong đó:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 

- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm: 

+ Thời gian trực tiếp làm việc;

+ Thời gian thử việc;

+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian nghỉ hằng tuần;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động ; 

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

- Thời gian đã tham gia BHTN gồm: 

+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN 

+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Theo quy định thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc

Trường hợp tiền lương của người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng thì tiền lương trợ cấp thôi việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể

3.Ví dụ về cách tính trợ cấp thôi việc

Chị X làm ở công ty A được 15 năm 3 tháng sau đó nghỉ việc. Tiền lương bình quân 6 tháng cuối là 5.000.000 đồng. Vậy trợ cấp thôi việc của chị X là bao nhiêu?

Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2 

Công ty tính trợ cấp thôi việc của chị X = 5.000.000 x 15 x 1/2 = 37.500.000 đồng

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

Trên đây là cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết của gia đình kế toán sẽ hữu ích với bạn đọc

>>>Xem thêm:

Mẫu quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp mới nhất

Công việc kế toán cần làm khi có lao động nữ nghỉ thai sản

Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào

Các khoản phụ cấp trợ cấp không chịu thuế TNCN

Công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước Cách Tính Tiền Thai Sản Theo Quy Định Mới Nhất

Cách Tính Tiền Thai Sản Theo Quy Định Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo