Cách tính lương hưu mới nhất
Lương hưu là một trong những khoản lương dành cho người lao động lớn tuổi. Chính sách về lương hưu được coi là sự đảm bảo tài chính cho người lao động khi họ đến tuổi nghỉ hưu. Bài viết dưới đây Gia Đình Kế Toán sẽ thông tin đến bạn đọc điều kiện hưởng lương hưu, cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội chi tiết
1. Lương hưu là gì? Điều kiện hưởng lương hưu
Lương hưu là khoản lương cho người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu theo luật định (hết tuổi lao động). Lương hưu sẽ giúp đảm bảo cho người lao động có đủ chi phí cần thiết để chi trả cho các nhu cầu cơ bản và chăm sóc sức khỏe khi về già.
Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm.
- Làm việc đến 60 tuổi 9 tháng đối với nam và 56 tuổi đối với nữ.
2. Quy định điều chỉnh lương hưu mới nhất
Hiện nay, khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng tối thiểu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.
Do điều chỉnh mức lương cơ sở vào năm 2023, mức lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023.
https://giadinhketoan.com/khoa-hoc-ke-toan-o-dau-tot-nhat/
3. Cách tính lương hưu mới nhất
3.1. Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội
Lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng (%) × mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng (%) được xác định như sau:
- Nếu bạn đã đóng BHXH được 20 năm (nam) và 15 năm (nữ) thì tỷ lệ này là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ này sẽ tăng thêm 2%.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng (%) tối đa là 75%.
3.2. Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng (%) × Thu nhập đóng BHXH bình quân tháng
Mức đóng bảo hiểm xã hội được tính theo mức bình quân thu nhập tháng trong toàn bộ thời gian đóng theo mức bình quân thu nhập tháng. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được lấy làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Người tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH đạt trên 75% số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu thì khi nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần ngoài lương hưu. Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thời gian đóng BHXH cao hơn khoảng thời gian tương ứng bằng 75% mức hưởng lương hưu thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ 0,5 tháng cho mỗi lần đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương mỗi tháng đóng BHXH.
Tham khảo: REVIEW Khóa Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt
3.3. Cách tính lương hưu trước tuổi
Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014 quy định lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đã đóng bảo hiểm xã hội của lao động được tính khi đủ 18 năm, lao động nữ được tính khi đủ 15 năm. 2% cho mỗi năm tiếp theo sau đó, tối đa là 75%.
Đối với những người nghỉ hưu sớm, số tiền này sẽ bị giảm đi 2% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm. Nếu đến tuổi nghỉ hưu còn 06 tháng là số lẻ thì bị trừ 1%, vượt quá 06 tháng thì không bị giảm tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.
Lưu ý khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu, nếu thời gian đóng BHXH có số tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là 1 năm. Nếu tuổi nghỉ hưu có số lẻ đến 6 tháng thì giảm 1%, nếu quá 6 tháng thì không giảm tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu mỗi tháng sẽ giảm đi 2%.
Ví dụ cách tính lương hưu
Anh A làm việc trong môi trường bình thường, tính đến năm 2023 có 25 năm đóng BHXH và năm nay là đủ tuổi nghỉ hưu. Anh A có lương hưu hằng tháng tính theo 20 năm đóng BHXH là 45%
Đóng BHXH còn lại là: 5 * 2% = 10%
? Lương hưu anh A được nhận mỗi tháng là 55% so với bình quân tiền lương đóng BHXH mỗi tháng.
4. Giải đáp những vấn đề về lương hưu
#Lương hưu được nhận đến khi nào?
Điều 66, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định khi người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận mai táng phí.
Như vậy, được hiểu là người lao động sẽ được nhận lương hưu hàng tháng cho đến khi không mất đi (trừ trường hợp ngừng trợ cấp theo quy định). Mai táng phí là khoản tiền để cấp cho thân nhân hoặc người trực tiếp lo hậu sự cho người nhận lương hưu sau khi chết.
#Khi nào tăng lương hưu? Những ai được tăng lương hưu?
Từ năm 1995 đến 202, Nhà nước đã 22 lần điều chỉnh lương hưu để đảm bảo cuộc sống của người về hưu.
Trong đó, tính từ ngày 01/07/2023, việc tăng lương hưu được quy định như sau:
- Tăng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.
- Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm thêm 12,5%, hỗ trợ thêm cho những người có mức lương thấp đã nghỉ hưu trước năm 1995.
- Nâng cao tiêu chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn hộ nghèo tại đô thị.
- Chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội gắn với tiền lương cơ bản tăng 20,8%.
#Khi nào bị cắt lương hưu?
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể về vấn đề “thời điểm hưởng lương hưu”. Tuy nhiên, theo Điều 64 Khoản 1 Luật BHXH 2014 có quy định về việc dừng hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp: Xuất cảnh trái phép; Bị tòa án tuyên bố mất tích; Hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật (có bằng chứng).
Lương hưu, quỹ hưu trí hay kế hoạch cuộc sống sau khi nghỉ hưu ngày càng được người lao động quan tâm nhiều hơn. Không chỉ những người lao động lớn tuổi, mà cả những người trẻ tuổi cũng bắt đầu có ý thức về những kế hoạch dài hạn cho tương lai. Đây cũng là kiến thức cần thiết mà mỗi người cần trang bị cho mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính lương hưu theo quy định mới nhất. Mong rằng những chia sẻ của Gia Đình Kế Toán trong bài viết hữu ích với bạn đọc!
Xem thêm: