Cách tính lương trong các trường hợp đặc biệt

Tác giả 19/07/2024 14 phút đọc

Trong một số trường hợp đặc biệt như người làm thêm giờ, người bị tạm giữ hay trong thời gian tạm đình chỉ công tác sẽ được tính lương như thế nào? Gia đình kế toán sẽ tổng hợp cách tính lương cho một số trường hợp đặc biệt trong bài viết dưới đây.

tinh-tien-luong

1.Tiền lương thêm giờ:

  • Lương thêm giờ được trả cho người lao động khi làm việc ngoài thời gian chính theo quy định của Công ty và quy định của Nhà nước (không áp dụng đối với khối lao động trực tiếp).
  • Người lao động làm thêm giờ phải có phiếu đề nghị và được Giám đốc Công ty phê duyệt theo các quy định hiện hành của Công ty.
  • Lương thêm giờ (TLthg) được tính như sau:

Ltt x (Hcb + ∑Hpc)

TLthg = x Số giờ làm thêm x Klt

Ncd x 8 giờ/ngày công

Trong đó :

Klt là hệ số điều chỉnh tiền lương làm thêm giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước:

  • Làm thêm vào ngày thường : Klt = 1,5 học xuất nhập khẩu ở đâu tốt 
  • Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần : Klt = 2,0
  • Làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương : Klt = 3,0

2.Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ để điều trị tai nạn lao động (TLtnlđ)

Người lao động bị tai nạn lao động, trong thời gian điều trị đưởng hưởng lương như sau :

Ltt x (Hcb + ∑Hpc)

TLtnlđ = x Số ngày nghỉ để điều trị tai nạn lao động

22

3.Tiền lương trả cho người lao động bị tạm giữ, tạm giam (TLtgg)

- Theo khoản 3 - Điều 67 của Bộ luật lao động, người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam, hàng tháng người lao động được Công ty tạm ứng tiền lương với mức bằng 50% tiền lương cơ bản của tháng trước liền kề, được tính theo công thức sau:

Ltt x (Hcb + ∑Hpc)

TLtgg = x Số ngày tạm giữ, tạm giam x 50%

22

- Khi hết hạn tạm giữ, tạm giam, nếu do lỗi của người sử dụng lao động, Công ty sẽ trả đủ tiền lương cơ bản và tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian tạm giữ, tạm giam. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng. Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải hoàn trả cho người sử dụng lao động số tiền lương đã tạm ứng cho người lao động và bồi thường cho người lao động số tiền lương còn lại, tiền đóng bảo hiểm xã hội theo qui định của pháp luật trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm không liên quan đến quan hệ lao động thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.

4.Tiền lương trả cho người lao động trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép :

Ltt x (Hcb + ∑Hpc)

TLnlt = x Số ngày nghỉ

22

Trong đó :

+ Ltt : là tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước

+ Hcb : là hệ số tiền lương cơ bản của người lao động.

+ ∑Hpc : là tổng các hệ số phụ cấp của người lao động.

5.Tiền lương trả cho những ngày phải ngừng việc (Điều 62 Bộ luật lao động)

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì mỗi ngày ngừng việc người lao động được trả đủ tiền lương cơ bản theo qui định của Nhà nước.

- Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động đó không được hưởng lương; Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

6.Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian học tập, đào tạo như sau:

- Người lao động được Công ty cử đi học tập, đào tạo và tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luyện tập quân sự theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương, học các lớp do các tổ chức đoàn thể tổ chức có kết quả học tập, luyện tập từ mức đạt trở lên thì những ngày học tập, luyện tập được tính là những ngày công được hưởng lương như khi đi làm việc.

- Người lao động tự đi học, tự đi đào tạo cho bản thân mình và được sự đồng ý của Giám đốc Công ty thì tiền lương được hưởng theo sự thoả thuận giữa người lao động và Công ty và theo Qui chế đào tạo hiện hành của công ty

7.Tiền lương trả cho thời gian tạm đình chỉ công việc (Điều 92 Bộ luật Lao động)

- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn Công ty.

- Thời gian đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 3 tháng. Trong thời gian đó người lao động được tạm ứng 50% tiền lương cơ bản trước khi bị đình chỉ công việc.

- Công thức tính lương đình chỉ công việc (TLđc) như sau:

Ltt x (Hcb + ∑Hpc)

TLđc = x Số ngày tạm đình chỉ công việc x 50%

22

- Hết hạn đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.

- Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.

- Nếu người lao động không có lỗi thì Công ty phải trả đủ tiền lương cơ bản trong thời gian tạm đình chỉ công việc.

>>Xem thêm bài viết: Hướng dẫn hạch toán kế toán tiền lương 

Tác giả Admin
Bài viết trước Cách tính lương hưu mới nhất

Cách tính lương hưu mới nhất

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo