Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định Và Hạch Toán Chi Tiết

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 04/03/2024 21 phút đọc

cách tính khấu hao tài sản cố định

Việc xác định tỷ lệ khấu hao TSCĐ chính xác giúp doanh nghiệp thu hồi vốn cố định sau khi tài sản đáo hạn. Kế toán cần cập nhật những quy định mới nhất về xác định mức trích khấu hao TSCĐ để xử lý đúng quy định.

Bài viết dưới đây Gia Đình Kế Toán sẽ hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định và hạch toán chi tiết.

1. Khấu Hao Tài Sản Cố Định Là Gì? 

Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là việc đánh giá và phân bổ một cách có hệ thống, hợp lý giá trị của TSCĐ khi sử dụng trong một thời gian thì giá trị của chúng giảm dần do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ công nghệ.

Ý nghĩa của việc khấu hao tài sản cố định

– Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý là biện pháp giúp DN thực hiện bảo toàn vốn cố định của mình.

– Thông qua việc khấu hao TSCĐ hợp lý có thể giúp DN thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ đó hết thời gian sử dụng.

– Bên cạnh đó, khấu hao TSCĐ còn là nhân tố quan trọng để xác định giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

– Không những vậy, việc tính khấu hao tài sản cố định chính xác cũng là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.

Tài sản cố định chưa sử dụng có được trích khấu hao?

Khi doanh nghiệp bổ sung tài sản cố định không sử dụng vẫn phải tính khấu hao theo quy định, nhưng khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì phần chi phí khấu hao không được tính vào chi phí được trừ.

Video hướng dẫn kiến thức về tài sản cố định cần biết và cách tính khấu hao tài sản cố định

Nguồn: Kế Toán Lê Ánh

2. Tài Khoản Phản Ánh Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định 

Tài khoản phản ánh hạch toán khấu hao tài sản cố định là tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định

Bên Nợ: Trích khấu hao TSCĐ, giảm bất động sản đầu tư do TSCĐ, thanh lý, nhượng bán BĐSĐT, chuyển nhượng, góp vốn cho doanh nghiệp khác.

Bên Có: Việc khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư tăng do tài sản cố định.

Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ, BĐSĐT hiện có.

3. Khung Thời Gian Trích Khấu Hao Các Loại Tài Sản Cố Định 

Tại Phụ lục trong Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về khung khấu hao tài sản cố định được quy định thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Nhóm tài sản cố định

Nhóm tài sản cố đinh

4. Các Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định Theo Quy Định 

4.1. Cách tính khấu hao Tài sản cố định theo đường thẳng

Để tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, sử dụng công thức dưới đây:

Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian khấu hao

Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm/ 12

4.2. Cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Mức khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức khấu hao bình quân 1 sản phẩm

Trong đó:

  • Mức khấu hao bình quân 1 sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ/ Sản lượng theo công suất thiết kế
  • Mức khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức khấu hao bình quân 1 sản phẩm

4.3. Cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần

Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị TSCĐ còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

– Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

– Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (%) = (1 / Thời gian khấu hao TSCĐ) x 100

khấu hao tài sản cố định

Tham khảo: Review học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất Hà Nội TP.HCM  

5. Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định 

– TSCĐ để kinh doanh hoặc quản lý công ty:

Nợ TK 641, 642

Có TK 214

– TSCĐ để sản xuất sản phẩm:

Nợ TK 623, 627

Nợ TK 154

Có TK 214

6. Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định Hàng Tháng 

Đến cuối tháng, kế toán tiến hành hạch toán khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng theo từng phòng:

Nợ TK 154 – Phòng sản xuất

Nợ TK 6421 – Phòng kinh doanh

Nợ TK 6422 – Phòng quản trị

Nợ TK 623 – Chi phí dùng máy móc

Nợ TK 627 – Chi phí cho hoạt động sản xuất chung

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ

7. Hạch Toán Giảm Tài Sản Cố Định 

– Giảm TSCĐ do bán TSCĐ

Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Nợ TK 811: Chi phí bán

Nợ TK 133: Thuế GTGT khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,…

– Giảm TSCĐ do thanh lý TSCĐ

Nợ TK 214

Có TK 211: Nguyên giá

– Giảm TSCĐ do góp vốn vào công ty con, liên doanh

Nợ TK 214

Nợ TK 811: Chênh lệch giữa giá nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Có TK 211

Có TK 711: Chênh lệch giữa giá lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ

https://giadinhketoan.com/hoc-ke-toan-online-o-dau-tot/

8. Bài Tập Minh Hoạ Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định 

Số dư đầu tháng trong TK 2412: 300.000.000đ (xây dựng trung tâm phân phối 1).

1. Ngày 15/10 lấy vật liệu trị giá 56.000.000đ và công cụ dụng cụ trị giá 4.000.000đ từ kho để xây dựng.

2. Ngày 19/10 lấy tiền mặt để xây dựng trị giá 12.000.000đ.

3. Ngày 24/10 hoàn thành xây dựng trung tâm phân phối, chi phí xây dựng phải trả cho doanh nghiệp B là 70.000.000đ (thuế GTGT 7.000.000đ), TSCĐ được đưa vào sử dụng, giá quyết toán bằng 95% chi phí thực tế, 5% vượt mức không tính vào nguyên giá. Tài sản này hoàn thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng.

4. Ngày 27/10 thanh toán tiền mua phần mềm máy tính để quản lý hoạt động sản xuất là 65.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các hoạt động phát sinh.

Giải:

1. Ngày 15/10

Nợ TK 2412: 60.000.000

Có TK 152: 56.000.000

Có TK 153: 4.000.000

2. Ngày 19/10

Nợ TK 2412: 12.000.000

Có TK 111: 12.000.000

3. Ngày 24/10

Nợ TK 2412: 70.000.000

Nợ TK 1331: 7.000.000

Có TK 331: 77.000.000

Nợ TK 211: 442.000.000 x 95% = 419.900.000

Nợ TK 632: 442.000.000 x 5% = 22.100.000

Có TK 2412: 300.000.000 + 60.000.000 + 12.000.000 + 70.000.000 = 442.000.000

Nợ TK 441: 419.900.000

Có TK 411: 419.900.000

4. Ngày 27/10

Nợ TK 2135: 65.000.000

Có TK 112: 65.000.000

Như vậy, Cách tính khấu hao tài sản cố định và hạch toán là một nghiệp vụ không khó nhưng đòi hỏi người kế toán phải nắm được các quy định pháp luật và áp dụng theo từng trường hợp sao cho chính xác.

Xem thêm:

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Bài viết tiếp theo

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? 7 Nguyên Tắc Kế Toán Cần Nắm Được
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo