Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Tác giả 19/07/2024 14 phút đọc

Doanh nghiệp muốn tăng chi phí để giảm tiền thuế phải nộp trong năm. Vậy làm cách nào để các khoản chi phí hợp lệ của doanh nghiệp tăng lên để giảm bớt nỗi lo của doanh nghiệp. Bài viết sau Gia Đình Kế Toán sẽ chia sẻ đến bạn một số cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

cách tăng chi phí trong DN

I. Các phương pháp điều chỉnh doanh thu hợp thực hóa theo quy định của pháp luật: 

Những phương pháp chính đạo này thường được kế toán áp dụng trong từng lĩnh vực và loại hình kinh doanh khác nhau:

1. Điều chỉnh tăng chi phí với doanh nghiệp sản xuất 

Để tăng chi phi phí hợp lý doanh nghiệp thường có những cách điều chỉnh chi phí cơ bản như sau: 

Tăng giá và quy định lại định mức nguyên vật liệu sử dụng theo từng tháng, quý, năm hoặc công trình. Khi sử dụng phương pháp này kế toán cần phải khéo léo điều chỉnh và hợp thức hóa các chứng từ hóa đơn kèm theo vì đây là mục bị thanh tra thuế kiểm tra nhiều nhất khi vào quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

Điều chỉnh tăng hệ số lương cho nhân viên ở các bộ phận: hành chính, văn phòng, công nhân hiện trường, chi phí chuyên gia …

Các điều chỉnh chuyển lỗ của những năm trước về năm kế toán hiện tại được tính vào tăng chi phí trong năm kế toán hiện tại

Kế toán cần hiểu rõ về luật pháp ban hành cụ thể về thông tư ưu đãi miễn giảm, không tính thuế với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hình đặc thù như: phần mềm, thủy hải sản, nông sản, thiết bị y tế, máy móc sản xuất nông nghiệp.....học kế toán thực tế ở đâu tphcm

Tăng nhanh thời gian khấu hao tài sản cố định. Lưu ý kế toán phải đăng ký khấu hao thật nhanh và phải ghi nhận về doanh thu lợi nhuận ở năm đó. 

Điều chỉnh lại TK142 và TK242 rút ngắn ở mức thời gian thấp nhất

2. Cách điều chỉnh tăng chi phí hợp lý với doanh nghiệp thương mại 

Với doanh nghiệp thương mại khi điều chỉnh tăng chi phí hợp lý mà kế toán thường sử dụng những nghiệp vụ như sau:

Điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán bằng cách chỉnh nhập xuất tồn sao cho phù hợp với doanh thu

Kế toán điều chỉnh tăng lương cho nhân viên ở các bô phận: văn phòng, nhà xưởng, chi phí chuyên gia kèm theo bảng kê tiền lương đầy đủ của của tất cả nhân viên trong công ty.

Cần lưu ý về những quyết định chuyển lỗ của năm trước về năm kế toán hiện tại

Kế toán hiểu được những ưu đãi về thuế với doanh nghiệp mình

Điều chỉnh nhanh thời gian khấu trừ tài sản cố định

TK 142 và TK 242 rút ngắn ở thời gian thấp nhất

3. Hướng dẫn điều chỉnh tăng chi phí hợp lệ với doanh nghiệp vận tải 

Đặc thù kinh doanh vận tải cần điều chỉnh những chi phí liên quan tới định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu.... vậy để tăng chi phí hợp lý kế toán cần thực hiện điều chỉnh những chi phí sau:

Điều chỉnh tăng định mức nguyên vật liệu xăng dầu ( hạn mức điều chỉnh cao nhất bằng 45% doanh thu thôi vi chi phí quá cao sẽ bị kế toán thuế soi sẽ phải chịu rủi do khi kết toán thuế)

Điều chỉnh tăng chi phí lương cho nhân viên ở tất cả các bộ phận

Điều chỉnh vấn đề chuyển lỗ của các năm trước

Kế toán biết được thông tư miễn giảm và những ưu đãi thuế áp dụng với loai hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Điều chỉnh nhanh thời gian và chi phí khấu hao tài sản cố định

4. Điều chỉnh chi phí với doanh nghiệp Xây dựng 

Với doanh nghiệp xây dựng thì điều chỉnh chi phí họp lý kế toán cần thực hiện những nghiệp vụ cơ bản như sau:

Điều chỉnh lại dự toán với tư nhân thì hợp lý, còn nhà nước thì không được phép

Tăng lương cho nhân viên

Lưu ý vấn đề chuyển lỗ của các năm trước

Nắm được thông tư miễn giảm, ưu đãi thuế

Khấu hao nhanh tài sản cố định

II. Phương pháp không chính thống về điều chỉnh tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp 

Ngoài những phương pháp chính được kế toán sử dụng dưới sự cho phép của pháp luật thì kế toán và nhiều doanh nghiệp còn sử dụng những phương pháp tà đạo khác để điều chỉnh tăng chi phí hợp lý, các bạn có thể tham khảo thêm một sô phương pháp phổ biến như sau:

- Làm lại chứng từ, chế hóa đơn, sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp... như mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp lý, hợp lệ.

Điều chỉnh tăng chi phí hợp lý, hợp lê của doanh nghiệp sai cách sẽ phải chịu từng mức phạt cụ thể

Đối với trường hợp chế điều chỉnh tăng chi phí hợp lý hợp lệ này các bạn cần lưu ý nếu bi cơ quan thuế điều tra thì sẽ gây hậu quả rất nặng, tổn thất lớn , nhẹ vài trăm, nặng tiền tỉ có thể bị phạt tù với người chế hóa đơn chứng từ và chủ doanh nghiệp theo tư cách pháp nhân.

Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng phương pháp điều chỉnh tăng chi phí không chính thức như vậy.

Mọi chi phí phát sinh phải tuân thủ đúng luật hiện hành dựa theo tham chiếu của những nguồn luât như sau:

- Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

- Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ.

Trên đây là cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp . Để tránh mất thời gian và tiền bạc ảnh hưởng đến hoạt động, kinh tế của Doanh nghiệp, các bạn nên tham khảo các khóa học kế toán thực hành tại các trung tâm uy tín!

>>> Xem thêm: 

Tác giả Admin
Bài viết trước Cách quản trị hồ sơ khi quyết toán thuế với cơ quan thuế

Cách quản trị hồ sơ khi quyết toán thuế với cơ quan thuế

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất

Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo