Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu
I. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu hoặc biên giới giữa các quốc gia.
2. Đặc điểm
- Thuế xuất khẩu , nhập khẩu được cấu thành trong giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của nhà nước. ke toan tong hop
- Thuế xuất, nhập khẩu gắn công tác quản lý thu thuế với quản lý nhà nước về hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Thuế xuất, nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý thu.
3. Tác dụng
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 25 - 30% tổng thu về thuế).
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần quan trọng vào việc quản lý, hướng dẫn các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. học kế toán thực tế ở đâu tphcm
II. Nội dung của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp Thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
Nếu xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế
2.1. Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất (thuế xuất khẩu).
- Hàng hóa từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước (thuế nhập khẩu).
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, hàng quảng cáo tại hội chợ triển lãm
2.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế
- Hàng quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới.
- Hàng chuyển khẩu, bao gồm các hình thức :
+ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hóa đưa từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.
+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa này phải có các giấy tờ sau:
Giấy phép nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo do Bộ Thương mại cấp
Giấy xác nhận là hàng viện trợ nhân đạo do ban quản lý và tiếp nhận viện trợ.
Các chứng từ khác liên quan đến việc tiếp nhận lô hàng viện trợ như Vận đơn, Bảng kê chi tiết, Hóa đơn thương mại....
3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu là số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng xuất, nhập khẩu.
3.1. Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu (Tờ khai hàng hóa xuất, nhập khẩu đối với Hải quan).
3.2. Giá tính thuế
+ Đối với hàng xuất khẩu: Giá tính thuế là giá FOB - là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).
+ Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế là giá CIF- là giá mua thực tế tại cửa khẩu nhập bao gồm cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến.
CIF = FOB + I +F
Đối với hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng bài tập nguyên lý kế toán chương 3
* Nếu giá trị sử dụng còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 30% thì giá tính thuế bằng 10% của giá hàng nhập khẩu mới.
* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 30% đến 50% thì giá tính thuế bằng 20% giá hàng nhập khẩu mới.
* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 50% đến 70% thì giá tính thuế bằng 30% giá hàng nhập khẩu mới.
* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 70% đến 85% thì giá tính thuế bằng 45% giá hàng nhập khẩu mới.
* Nếu giá trị sử dụng còn lại lớn hơn 85% thì giá tính thuế bằng 60% giá hàng nhập khẩu mới.
- Đối với một số mặt hàng thuộc danh mục nhà nước quản lý giá tính thuế mà giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá quy định thì căn cứ bảng giá của Bộ Tài chính để xác định thuế. Trường hợp giá trên hợp đồng cao hơn giá quy định thì tính theo giá hợp đồng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo hợp đồng quy định hoặc đối với hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức khác không qua hợp đồng mua bán. Không thanh toán qua ngân hàng thì giá tính thuế được thực hiện theo bảng giá của Bộ Tài chính.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp muốn nộp bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và do Bộ Tài chính quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
3.3. Thuế suất
A. Thuế suất thuế nhập khẩu: khóa học kế toán
Có 3 loại thuế suất là thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Thuế suất ưu đãi : Là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt : Là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu, được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng do chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định.
- Thuế suất thông thường : Là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Biểu thuế nhập khẩu hiện hành ở nước ta hiện nay chia thành 97 chương với 1.242 nhóm hàng (chủ yếu là hàng nông sản). Bao gồm 19 mức thuế suất từ 0 đến 120%.
B. Thuế suất thuế xuất khẩu
Thuế suất thuế xuất khẩu của từng mặt hàng được quy định trong biểu thuế xuất khẩu. Biểu thuế xuất khẩu hiện hành ở nước ta gồm 119 mặt hàng ( chủ yếu là mặt hàng khoáng sản) với 12 mức thuế từ 0 đến 82%.(Biểu thuế xuất nhập khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế - Ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2009 của Bộ tài chính)
4. Xác định số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp
Số thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa XNK x Giá tính thuế x Thuế suất
III. Kê khai tính thuế và nộp thuế, hoàn thuế và truy thu thuế
1. Kê khai tính thuế
* Đối với hàng nhập khẩu: Các tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu phải kê khai nộp thuế tại cơ sở có cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa.
* Đối với hàng xuất khẩu: Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu, địa điểm kê khai kiêm nộp thuế tại cơ quan Hải quan địa phương nơi đặt trụ sở của các cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức Hải quan nơi xuất hàng.
* Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch và hàng nhập khẩu phi mậu dịch: Chủ hàng phải kê khai nộp thuế với Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất, nhập khẩu.
2. Thời hạn nộp thuế
Luật thuế quy định thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong vòng 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu cơ quan thuế thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế số thuế phải nộp.
Thời hạn nộp thuế được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu chính ngạch:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu là 15 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thuế về số thuế phải nộp
+ Đối với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nộp thuế trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo.
+ Đối với hàng tạm xuất, tái nhập, hàng tạm nhập tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất – tái nhâp hoặc tạm nhập tái xuất. airway bill
- Hàng là máy móc thiết bị, nguyên liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất là 30 ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thuế.
- Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch:
Nộp thuế ngay khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt Nam.
3. Hoàn thuế
Các trường hợp sau đây được hoàn thuế xuất, nhập khẩu
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu còn lưu kho bãi tại cửa khẩu được phép tái xuất.
- Hàng xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa.
- Hàng đã xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn.
- Hàng là vật tư, nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. nguồn nhân lực là gì
- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu thì được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu, thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu.
- Hàng đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được hoàn thuế xuất khẩu.
4. Truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Trường hợp đã được miễn giảm thuế theo quy định, nếu sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm.
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa xuất, nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó.
- Trường hợp có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế và tiền phạt trong thời hạn 5 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
IV. Chế độ miễn, giảm thuế
1. Miễn thuế
- Việc miễn thuế được quy định trong các trường hợp cụ thể như sau :
- Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án.
- Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm.
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài trong mức quy định khi hết thời hạn cư trú.
- Hàng hóa xuất, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vào Việt nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
2. Giảm thuế
- Hàng hóa xuất, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển, bốc xếp được xem xét giảm thuế căn cứ vào mức độ tổn thất thông qua giám định đối với từng trường hợp cụ thể.
Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh
Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!
>>>>Bài viết tham khảo: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm đào tạo kế toán thực hành
2 Bình luận
Nắm được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các nghiệp vụ hoàn thuế xuất khẩu, nhập
>>Tham khảo bài viết: Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu