Hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản cố định

Tác giả 19/07/2024 11 phút đọc

Thủ tục thanh lý tài sản cố định như thế nào? Hướng dẫn thủ tục thanh lý TSCĐ đã hết khấu hao và chưa khấu hao theo thông tư 133 và 200. Tham khảo ngay hồ sơ thanh lý, thủ tục thanh lý TSCĐ trong bài viết dưới đây nhé

thanh-ly-tai-san-co-dinh

>>Xem thêm: Điều kiện ghi nhận Tài sản cố định

1. Thanh lý tài sản cố định là gì

Những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư và hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định hay hư bỏng nặng, lỗi thời hoặc vì lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó để thay thế bằng tài sản mới hoặc xử lý để thu hồi vốn còn được gọi là thanh lý tài sản cố định. incoterms 2010 

2. Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

Doanh nghiệp thanh lý TSCĐ thì cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

  • Quyết định thanh lý TSCĐ
  • Biên bản thanh lý TSCĐ
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý
  • Hóa đơn bán TSCĐ nguyên lý kế toán 
  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản hủy tài sản cố định

3. Thủ tục thanh lý TSCĐ

  • Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
  • Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
  • Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp 
    Hội đồng thanh lý tài sản gồm:

+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

  • Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản
  • Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.

»»»» Review Khóa Học Kế Toán Online Tốt Nhất 

4. Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ. . . Các bạn hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ như sau:

– Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

– Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).

– Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

– Nếu có bán hồ sơ thầu thanh lý TSCĐ: Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138…

Có TK 811 – Chi phí khác.

Giadinhketoan.com chúc bạn thành công

>>Tham khảo ngay: Học kế toán ở đâu tốt nhất 

Tác giả Admin
Bài viết trước Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong excel qua bài tập trực quan

Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong excel qua bài tập trực quan

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo