Kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước

Tác giả 19/07/2024 22 phút đọc

Kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước sẽ được Gia đình kế toán hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quá trình bán hàng

Khái niệm quá trình bán hàng

Bán hàng là khấu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán (doanh nghiệp) sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua. cách quản lý nhân sự 

Đặc điểm quá trình bán hàng

- Về mặt kinh tế: Bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa. Hàng hóa của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh tức là vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.

- Về mặt kỹ thuật: Bán hàng là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến thực hiện, trao đổi, mua bán hàng hóa thông qua các khâu nghiệp vụ kỹ thuật với các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại, thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của mình, cũng như đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. lớp kế toán ngắn hạn 

Vai trò của bán hàng

- Đối với doanh nghiệp: Hoạt động bán hàng chính là điều kiện quyết định đến sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp, thông qua bán hàng doanh nghiệp có doanh thu, thu hồi được vốn kinh doanh nhanh chóng, đồng thời tạo ra lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thực hiện phân lợi ích vật chất giữa các doanh nghiệp với nhà nước, với người lao động, với chủ doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế quốc dân: Thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hóa với lưu thông tiền tệ, thực hiện lưu chuyển tiền, ổn định và củng cố giá trị của đồng tiền, là điều kiện ổn định, nâng cao đời sống người lao động và sự phát triển của toàn xã hội.

>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu

2. Phạm vi hàng bán

- Hàng hóa phải được thông qua quá trình mua bán và thanh toán theo 1 phương thức thanh toán nhất định.

- Hàng hóa phải được chuyển giao quyền sở hữu từ doanh nghiệp (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hoặc một loại hàng hóa khác hoặc được người mua chấp nhận nợ.

- Hàng hóa bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp mua vào hoặc gia công rồi bán ra. 

Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng được coi là hàng bán:

+ Hàng hóa xuất bán cho các đơn vị nội bộ doanh nghiệp có tổ chức kế toán riêng.học kế toán ở đâu tốt nhất 

+ Hàng hóa dùng để trao đổi lấy hàng hóa khác không tương tự về bản chất và giá trị.

+ Doanh nghiệp xuẩ hàng hóa của mình để tiêu dùng nội bộ.

+ Hàng hóa doanh nghiệp mua về và xuất ra làm hàng mẫu.

+ Hàng hóa xuất để biếu tặng, để trả lương, thưởng cho người lao động, chia lãi cho các bên góp vốn, đối tác liên doanh.

3. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phẩn lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

4. Thơi điểm ghi nhận doanh thu bán hàng

Là thời điểm doanh nghiệp đã giao hàng hóa cho bên mua (bên mua đã nhận được hàng hóa), bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán.

5. Phương thức bán hàng

Các phương thức bán hàng chủ yếu

a. Phương thức bán buôn hàng hóa

Khái niệm: Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại để thực hiện bán ra hoặc gia công rồi bán ra.

Đặc điểm: Học kế toán ở đâu tốt tphcm 

+ Hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

+ Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện.

+ Bán buôn hàng hóa thường bán với khối lượng lớn hay bán theo lô.

Các hình thức bán buôn hàng hóa:

- Bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa được xuất ra từ kho dự trữ của doanh nghiệp. Có 2 phương thức:

+ Bán trực tiếp: Khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của doanh nghiệp, trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao nhận hàng, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời có thể trả tiền ngay hoặc ghi nhận nợ. khóa học kế toán căn bản 

+ Bán gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng của người mua, xuất kho hàng hóa gửi cho người mua bằng phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển, gửi hàng có thể do bên bán chịu hoặc bên mua chịu tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi bán thực chất vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển từ bên bán sang gửi bán thực chất vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển từ bên bán sang bên mua.

- Bán buôn vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Có 2 hình thức: khóa học logistics tại hà nội 

+ Bán trực tiếp: Doanh nghiệp bán buôn sau khi nhận được hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng tại địa điểm do 2 bên thỏa thuận. Sau khi giao hàng cho khách hàng thì đại diện khách hàng sẽ ký nhận vào chứng từ bán hàng và quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho khách hàng và hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ.

+ Bán gửi hàng: Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận. Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nao fbeen mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa mới được xác định là tiêu thụ.

b. Phương thức bán lẻ hàng hóa

- Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và các tổ chức kinh tế, tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.

- Đặc điểm:

+ Hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

+ Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện.

+ Khối lượng hàng hóa bán lẻ thường nhỏ, đơn chiếc, giá bán ổn định.

- Các hình thức bán lẻ:

+ Bán thu tiền tập trung: Là hình thức trong đó việc thu tiền ở người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau. Theo hình thức này mỗi quầy hàng có nhân viên thu tiền, làm nhiệm vụ thu tiền của khách hàng, rồi viết hóa đơn, tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ở quầy hàng do mậu dịch viên bán hàng giao. Đến hết cao trực hoặc hết ngày bán hàng, mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, tích kê giao hàng cho khách hàng và kết quả kiểm kê hàng tồn quầy xác định số lượng hàng đã bán ra trong ngày, trong ca là cơ sở cho việc lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên bán hàng phải kiểm kê hàng hóa tại quầy, xác định số lượng hàng tồn, đã bán ra trong ca, trong ngày để lập báo cáo bán hàng và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

- Bán lẻ thu tiền trả chậm, trả góp: Người mua được trả tiền hàng nhiều kỳ, nhiều lần với tổng số tiền trả lớn hơn trả tiền ngay một lần.

- Bán lẻ tự phục vụ: Người mua sẽ tự chọn hàng hóa mà mình cần, sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng, nhân viên sẽ tiến hàng thu tiền và lập hóa đơn bán hàng.

c. Phương thức bán hàng gửi đại lý

Là phương thức bán hàng, trong đó doanh nghiệp giao hàng cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào đại lý thông báo bán được hàng hoặc đã thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành.

Bài viết xem nhiều: Chiêu trò lừa đảo ở các trung tâm kế toán

Tác giả Admin
Bài viết trước Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo