Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? Tiêu Chí Xác Định Và Phân Loại

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 19/10/2024 11 phút đọc

Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? Tiêu Chí Xác Định Và Phân Loại – Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp mới khởi nghiệp và những người quản lý thường thắc mắc. Việc hiểu rõ khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không chỉ giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong nền kinh tế, mà còn nắm bắt các chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Bài viết này Gia đình Kế toán sẽ cung cấp những tiêu chí cụ thể để xác định và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và vai trò của các doanh nghiệp này trong thị trường.

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Định nghĩa Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường được gọi tắt là SMB (Small and Medium Business), là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động không lớn, dựa trên các tiêu chí cụ thể như số lượng lao động, doanh thu, hoặc tổng giá trị tài sản. Khái niệm này khác nhau giữa các quốc gia, nhưng đều tập trung vào việc xác định các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa so với các tập đoàn lớn.

doanh-nghiep-vua-va-nho-la-gi-tieu-chi-xac-dinh-va-phan-loai-1

2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khác nhau tùy theo quốc gia, tổ chức, hoặc ngành nghề cụ thể. Dưới đây là các tiêu chí Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp là doanh nghiệp có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân không quá 10 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại là doanh nghiệp có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân không quá 10 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 3 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: 10 Sai Lầm Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Hay Gặp

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp là doanh nghiệp mà có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội không quá 100 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại là doanh nghiệp mà có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp là doanh nghiệp có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại là doanh nghiệp mà có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.

3. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sau khi hiểu rõ về các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phân loại các doanh nghiệp này có thể được thực hiện dựa trên các tiêu chí đó. Cụ thể:

phan-loai-doanh-nghiep-vua-va-nho

4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm mà còn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một số vai trò chính của SME trong nền kinh tế bao gồm:

- Tỷ trọng lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần rất lớn trong tổng số doanh nghiệp, với khoảng 95% trong tổng số các doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động. Điều này cho thấy sự đóng góp đáng kể của họ vào tổng sản lượng quốc gia và việc tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động.

- Góp phần duy trì sự ổn định kinh tế: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng như các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Việc điều chỉnh hợp đồng phụ trong từng thời điểm giúp giữ vững sự ổn định của nền kinh tế, đóng vai trò như một "bộ giảm sóc" trước những biến động kinh tế.

- Linh hoạt và năng động: Do có quy mô nhỏ hơn, các doanh nghiệp này dễ dàng thích nghi với những biến đổi của xã hội và nhu cầu thị trường. Điều này giúp nền kinh tế duy trì sự linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyên sâu vào sản xuất các linh kiện, phụ tùng hoặc dịch vụ phụ trợ cần thiết cho các sản phẩm hoàn thiện, góp phần hình thành nên những ngành công nghiệp và dịch vụ phụ quan trọng.

- Trụ cột của kinh tế địa phương: Trong khi các doanh nghiệp lớn thường tập trung tại các đô thị lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại phân bố rộng khắp, từ thành phố đến nông thôn. Họ đóng vai trò chính trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước, sản lượng địa phương, và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

- Đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia: Sự hiện diện đông đảo và hoạt động mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội của đất nước.

Thông qua bài viết này của Gia đình Kế toán, chúng ta đã có cái nhìn rõ nét hơn về "Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? Tiêu Chí Xác Định Và Phân Loại" cũng như tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc hiểu rõ các tiêu chí xác định và phân loại sẽ giúp xây dựng các chính sách hỗ trợ đúng đắn và thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững cho khu vực kinh tế này trong tương lai.

>>> Xem thêm: TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước 10 Sai Lầm Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Hay Gặp

10 Sai Lầm Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Hay Gặp

Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo