Công việc cần làm của một kế toán nhà hàng khách sạn

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 17/07/2024 20 phút đọc

Chỉ những người đang làm kế toán nhà hàng khách sạn mới hiểu được công việc khá phức tạp và không đơn giản như bạn nghĩ. Bởi vì đây là công việc tổng hợp rất nhiều loại hình như thương mại, dịch vụ, sản xuất. Công việc này không giống với kế toán xây dựng, xây lắp,…đòi hỏi người làm kế toán phải am hiểu cũng như có kinh nghiệm chuyên môn cao.

Thương mại: Là công việc mua các đồ uống rồi bán kèm với món ăn trong hóa đơn đầu ra khi chế biến bảng kê cho hóa đơn “thức ăn, thức uống”.

Dịch vụ: Đối với kế toán nhà hàng khách sạn được hiểu là dùng cho các hóa đơn bán ra có nội dung viết là “phòng nghỉ”.

Sản xuất: Được hiểu là việc xuất vật tư ra xào nấu thành món ăn, đưa lên thành menu để phục vụ nhu cầu khách hàng theo hóa đơn đã được viết ra.

Nói trên lý thuyết là vậy, nhưng để làm được công việc phục vụ các quy trình này thì đòi hỏi người kế toán trong nhà hàng khách sạn phải là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế mới làm được thành thạo và không sai sót.

>>> Xem thêm: Bị đóng Mã số thuế Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn? 

I. Công việc hàng ngày của một kế toán nhà hàng khách sạn

Kế toán nhà hàng khách sạn hàng ngày phải xử lý những công việc chính: Theo dõi kho, thu chi; viết hóa đơn bán ra; theo dõi và phân bổ chi phí. Chi tiết:

1, Theo dõi kho, thu chi tiền

Bạn cần nhập hóa đơn nguyên vật liệu đầu vào, lập phiếu nhập kho. Tuy nhiên, đối với kế toán khách sạn nhà hàng thì yếu tố vật liệu đầu vào với mặt hàng nông sản: rau, củ, quả, thịt, cá, gạo,… không phải lúc nào cũng lấy được hóa đơn.

Nếu bạn mua hàng ở những hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc như Metro, BigC,…thì vẫn lấy được hóa đơn. Tuy nhiên, với số lượng lớn, giá trị cao thì buộc bạn phải về tận nơi có sản phẩm đó như vùng nông thôn, mua của hộ gia đình, người nông dân,…thì việc lấy hóa đơn không phải lúc nào cũng được đáp ứng. hoc ke toan thuc te 

Nhưng không phải là không có cách giải quyết. Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 quy định. Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội 

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Học kế toán ở đâu tốt 

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.

Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

công việc kế toán nhà hàng khách sạn

Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn 

  • Tiếp theo lập phiếu xuất kho vật tư cho các món ăn được chế biến
  • Lập phiếu thu, chi liên quan đến hóa đơn bán ra và mua vào
  • Theo dõi tổng hợp vật tư tồn kho, loại bỏ những vật tư quá hạn sử dụng tính vào chi phí khác.
  • Theo dõi, tổng hợp những vật tư mua vào không có hóa đơn và lập bảng kê 01/TNDN theo đúng Thông tư 78/2014/TT/BTC, đối với những vật tư nông sản mua tại hộ gia đình, mua của người nông dân. Thì cần phải lập biên bản xác nhận việc mua bán là có thật, có chữ ký của hộ nông dân và xác nhận chính quyền địa phương.

>>>Xem thêm: Khóa học kế toán tổng hợp thực hành chất lượng nhất tại Hà Nội 

2, Viết hóa đơn bán ra

Bạn cần phải lập bảng kê chi tiết các món ăn kèm theo hóa đơn xuất bán. Phần này thường dành cho dân kế toán thuế sau khi căn cứ vào hoá đơn bán ra căn cứ trên tổng doanh thu bán ra và xác định được giá vốn.

Từ đó mà căn cứ vào vật tư có sẵn để chế biến món ăn cho phù hợp với yêu cầu rồi mới xuất được bảng kê chi tiết khác với bảng kê nội bộ. tuyển dụng nhân sự 

Viết hóa đơn cho khách hàng là công ty và tổng hợp lượng khách lẻ trong ngày để lập hóa đơn hoặc theo dõi doanh thu không xuất hóa đơn.

3, Theo dõi và phân bổ chi phí

Phân bổ các chi phí chung trong nhà hàng như tiền điện, tiền nước, tiền gas hóa lỏng vào các món ăn thành phẩm xuất bán.

Công vụ dụng cụ trong nhà hàng, khách sạn khá nhiều mà lẻ tẻ nhiều mã, nên bạn cần biết cách theo dõi, phân bổ CCDC một cách hệ thống, có tính hợp lý.

Tài sản cố định đầu tư ban đầu trong khách sạn, nhà hàng như tủ lạnh, nồi hơi,… bạn cần tìm hiểu rõ thời gian phân bổ theo quy định của phụ lục 1 theo Thông tư 45/2013-BTC để áp dụng khấu hao cho đúng thời gian, đúng quy trình thực tế. học kế toán doanh nghiệp 

Bạn cũng nên lập hồ sơ lương bao gồm: Bảng chấm công ca, bảng lương, lập phiếu chi lương. Sau đó bạn theo dõi hạch toán bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn.

Vì trong nhà hàng, khách sạn, nhân viên nữ sẽ rất nhiều nên thường tham gia vào hoạt động công đoàn theo quy định.

Công việc chi tiết của kế toán nhà hàng khách sạn

Công việc của một kế toán nhà hàng khách sạn 

II. Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn theo quý, năm

Đặt in hóa đơn mới, nên lưu ý vì hóa đơn trong nhà hàng sử dụng rất nhiều nên thường xuyên hết hóa đơn. Để không bị gián đoạn việc viết hóa đơn kế toán thì bạn nên theo dõi và có kế hoạch đặt in hóa đơn.

Nếu một năm tài chính mà đặt nhiều lần, thì bạn cần để ý số bắt đầu và số kết thúc phải nối tiếp lần trước. Điều này giúp tránh trùng mẫu, ký hiệu, số hóa đơn trong các lần đặt khác nhau trong năm.

  • Bạn cũng cần lập báo cáo lãi lỗ của quý, năm báo cáo ban quản lý
  • Lập báo cáo kết quả kinh doanh
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm cho cơ quan ban ngành khác
  • Lập các quyết toán liên quan như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là một số kinh nghiệm dành cho người làm kế toán nhà hàng khách sạn, trên thực tế còn rất nhiều tình huống khác nhau do từng công ty, doanh nghiệp đòi hỏi, nên cần người làm kế toán phải có một vốn hiểu biết sâu rộng. Chúc các bạn thành công!

>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu .

Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Gia Đình Kế Toán có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm như bà Vũ Thị Hồng Nhung (Kế toán trưởng tại các tập đoàn lớn) và bà Nguyễn Thị Xuân (Phó giám đốc Kiểm toán U&I)
Bài viết trước Công việc cần làm của một kế toán hành chính sự nghiệp

Công việc cần làm của một kế toán hành chính sự nghiệp

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo